Đóng

Sách hay cho doanh nhân

22Th3

QUẢN TRỊ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH

Pháp lý doanh nghiệp hiểu một cách thực tiễn là pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong quan hệ đối ngoại hay đối nội thì đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như: tài chính, nhân sự, thị trường, chính sách, pháp luật. Từ điển Oxford định nghĩa rủi ro là một “nguy cơ hay khả năng gây nguy hiểm, thiệt hại, tổn thất hoặc các hậu quả tiêu cực khác”. Còn theo khía cạnh pháp lý, từ điển Black’s Law giải nghĩa rủi ro là: “sự mất mát, nguy hiểm hoặc khả năng gây tổn thất”. Dù theo nghĩa từ kinh tế học hay pháp lý, tựu chung khái niệm rủi ro được coi là sự bất trắc không mong đợi và gây ra hậu quả tiêu cực. Doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro pháp lý là khi một sự kiện pháp lý xảy ra làm thiệt hại về mặt vật chất (tài sản, tiền bạc) hoặc tổn hại tinh thần (mất uy tín, thương hiệu, thậm chí hình phạt tù với cán bộ quản lý liên quan tới vụ việc.

Rủi ro pháp lý trong kinh doanh là rủi ro xảy ra bởi các hành vi pháp lý trong quá trình kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro pháp lý phát sinh từ việc không biết, thực hiện không đúng hoặc không thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Về rủi ro pháp lý, các nhà quản trị cấp cao, nhất là ở những quốc gia phát triển thường áp dụng chính sách không khoan nhượng khi cán bộ, nhân viên có những hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế, rủi ro pháp lý nên được phòng tránh tuyệt đối chứ không thể chấp nhận như các rủi ro khác.

Để bạn dễ hiểu hơn về rủi ro pháp lý trong kinh doanh, chúng tôi sẽ trình bày theo bốn nhóm sau:

1) Rủi ro vi phạm luật hình sự

Là khả năng doanh nghiệp và/hoặc người quản lý điều doanh nghiệp vi phạm quy định cấm trong Bộ Luật hình sự dẫn đến bị khởi tố, điều tra, xét xử và phải gánh chịu những hình phạt rất nặng như: phạt tiền, phạt tù. Ví dụ: cấm trốn thuế – tội trốn thuế; cấm buôn bán hàng giả – tội buôn bán hàng giả; cấm gây ô nhiễm môi trường – tội gây ô nhiễm môi trường.

2) Rủi ro bị xử phạt hành chính

Xử phạt hành chính là một loại chế tài nghiêm khắc và phổ biến. Nhà nước thường áp dụng với các nhân, doanh nghiệp khi vi phạm pháp luật mà tính chất nguy hiểm chưa đến mức tội phạm. Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật”. Để đảm bảo trật tự, lợi ích chung của xã hội và quyền quản lý của mình, Nhà nước quy định những điều kiện, thủ tục mà doanh nghiệp phải thực hiện khi kinh doanh, nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt hoặc có những quy định cấm nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt.

3) Rủi ro pháp lý trong quan hệ với đối tác

Đối tác của doanh nghiệp thường bao gồm: khách hàng, nhà cung cấp, các bên liên doanh, liên kết, hợp tác trong kinh doanh. Quan hệ giữa doanh nghiệp với đối tác là quan hệ dân sự, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm. Rủi ro pháp lý phổ biến khi quan hệ với đối tác là rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng đại lý; hợp đồng hợp tác đầu tư; hợp đồng nhượng quyền thương mại. Hậu quả của rủi ro là các bên không đạt được mục đích của hợp đồng, mất tiền, mất uy tín và mất thời gian khi phải nhờ tòa án hoặc trọng tài giải quyết.

4) Rủi ro pháp lý trong quan hệ nội bộ doanh nghiệp

 Quan hệ nội bộ doanh nghiệp thường là quan hệ giữa các thành viên, cổ đông (nhà đầu tư góp vốn) với cán bộ quản lý điều hành và quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động. Khi quan hệ nội bộ bất đồng, tranh chấp nổ ra thì kéo theo những hệ lụy như cổ đông kiện cán bộ điều hành, cán bộ quản lý kiện nhau và người lao động kiện doanh nghiệp. Nhiều công ty đã thua lỗ, giải thể, phá sản không phải vì kinh doanh kém mà vì những cuộc “nội chiến thương tàn”.

Tóm lại: “Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh” được hiểu là: quá trình tiếp cận rủi ro pháp lý một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận diện, đánh giá, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro pháp lý thành những cơ hội kinh doanh thành công

Để bạn hiểu hơn về chủ đề khó hiểu những cũng rất hấp dẫn này, tôi xin giới thiệu với bạn cuốn sách “Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh”, dưới đây:

sách quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh

MỤC LỤC

  • Chương 1: SỰ THẬT ÍT NGƯỜI BIẾT VỀ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH

Thua kiện, Vietnam Airlines mất 5,2 triệu Euro

Thế nào là quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh?

Những con số thống kê có thể làm bạn giật mình

Cách ứng xử với rủi ro pháp lý

  • Chương 2: RỦI RO VI PHẠM LUẬT HÌNH SỰ

Quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Rủi ro hình sự của người quản lý doanh nghiệp

Nhận diện và đánh giá rủi ro phạm luật hình sự

Giải pháp phòng tránh vi phạm luật hình sự

Bài tập ứng dụng

  • Chương 3: RỦI RO BỊ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH

Quy định chung về xử phạt hành chính

Nhận diện và đánh giá rủi ro bị xử phạt hành chính

Giải pháp phòng ngừa bị xử phạt hành chính

Bài tập ứng dụng

  • Chương 4: RỦI RO PHÁP LÝ TRONG QUAN HỆ VỚI ĐỐI TÁC

Nhận diện và đánh giá rủi ro pháp lý trong quan hệ với đối tác

Giải pháp phòng tránh rủi ro pháp lý trong quan hệ với đối tác

Bài tập ứng dụng

  • Chương 5: RỦI RO PHÁP LÝ TRONG QUAN HỆ NỘI BỘ

Nhận diện và đánh giá rủi ro pháp lý trong quan hệ nội bộ

Giải pháp phòng tránh rủi ro pháp lý trong quan hệ nội bộ

Bài tập ứng dụng

  • Chương 6: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP

Lựa chọn cố vấn pháp lý

Cách đánh giá mức độ rủi ro pháp lý

Xây dựng và hoàn thiện pháp lý doanh nghiệp

Bài tập ứng dụng

LỜI KẾT

CẢM NHẬN CỦA BẠN ĐỌC

Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh là một cuốn sách không thể thiếu cho các chủ doanh nghiệp có tầm nhìn và muốn phát triển công ty lành mạnh, bền vững. Có nhiều câu chuyện từ thực tiễn, những trải nghiệm đầy thú vị và cả những bài học sâu sắc tác giả gửi gắm vào cuốn sách. Đọc xong cuốn sách này bạn sẽ sớm có tư duy đúng về pháp lý trong kinh doanh và tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiền bạc. – Hoàng Đình Trọng – Chủ tịch Công ty Đào Tạo Tư Vấn PDCA – Nhà nghiên cứu chuyên gia đào tạo tư vấn doanh nghiệp bài bản và Tác giả cuốn sách Giải phóng lãnh đạo.

Cuốn sách Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh được trình bày khúc chiết và đầy đủ, hướng dẫn rất rõ ràng, cụ thể và đơn giản để hiểu biết pháp luật trong các mặt hoạt động của một công ty như: nhân sự, đối tác, tài chính, người lao động và hợp đồng thương mại. Doanh nghiệp rất cần có những lời tư vấn đầy kinh nghiệm của tác giả để: Rủi ro ít đi, lợi nhuận tăng lên, an toàn và minh bạch; Hệ thống các văn bản nội bộ của công ty được xây dựng, hoàn thiện và đảm bảo tính hợp pháp; Hội đồng quản trị, ban giám đốc tìm được tiếng nói chung trong quản trị trên cơ sở minh bạch và hiểu biết pháp luật. Xin cám ơn tác giả đã bỏ nhiều công sức và tâm huyết giúp cho các công ty như chúng tôi phát triển bền vững. – ông Đào Văn Đang – Tổng Giám đốc – Công ty TNHH Địa Ốc Hoa Đào.

Giống như một cuộc trò chuyện giữa tác giả với người đọc, cuốn sách “Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh” đã biến những vấn đề pháp lý khó hiểu, khô khan, cứng nhắc thành những vấn đề dễ nắm bắt, dễ thực hiện. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các ví dụ điển hình trong từng vấn đề mà cuốn sách đề cập cùng với những bình luận ngắn gọn nhưng khá đầy đủ, khúc triết về những rủi ro pháp lý có thể gặp phải và các phương án phòng tránh rủi ro pháp lý để hướng tới thành công trong kinh doanh. Điều này thể hiện sự am tường của tác giả về các vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh và bề dày kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn pháp luật về phòng tránh và giải quyết các rủi ro pháp lý trong kinh doanh. Cuốn sách này và những tư vấn thực tế, cụ thể của tác giả sẽ giúp các bạn, đặc biệt là các nhà kinh doanh, “tuân thủ đầy đủ pháp luật nhưng vẫn đạt được mục đích của mình” – Tiến sĩ luật Nguyễn Văn Phương, Giảng viên chính – Khoa pháp luật kinh tế – Trường Đại học Luật Hà Nội.

LIÊN HỆ

Bạn muốn có cuốn sách “Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh”, vui lòng liên hệ:

  • Luật sư: Ngô Thị Thanh Thúy
  • ĐT: 0379 64 96 64
  • Email: ctyluatbds@gmail.com
  • Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
error: Xin đừng làm vậy !!