Đóng

Luật sư

09Th1

Quản trị rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp là thế nào? Có những rủi ro nào

Quản trị rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp

Quản trị rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp

Chào bạn!

Tôi là Luật sư Đỗ Đăng Khoa, tác giả cuốn Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh

Hôm nay nay chúng ta chia sẻ với nhau về một chủ đề rất khó nhưng rất hay và mang lại nhiều giá trị cho các doanh nghiệp. Trong cuốn sách Dạy con làm giàu, tác giả Robert T.Kiyosaki đã viết: “Sự hiểu biết về pháp luật hết sức quan trọng, sống còn để có thể đạt được thành công về tài chính. Cho nên hãy luôn cảnh giác và nhạy bén nếu bạn muốn những thay đổi này có lợi cho bạn và không tác hại với bạn”.

Nói một cách đơn giản: hiểu pháp luật, nắm bắt những thay đổi và biết cách vận dụng pháp luật trong kinh doanh đem lại lợi ích nhiều nhất và giảm thiểu tối đa thiệt hại, đó chính là: quản trị rủi ro pháp lý.

Đi vào chi tiết, nếu bạn tự tìm hiểu về quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh thì rất lâu và rất đau đầu. Nhưng bạn may mắn khi đã xem video này. Tôi chắt lọc kiến thức kinh, nghiệm sau hơn 20 năm làm luật sư để giúp bạn thấy mọi việc đơn giản, dễ hiểu chỉ sau 10 phút!

1. RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH?

Black’s Law: rủi ro là sự mất mát, nguy hiểm hoặc khả năng gây tổn hại.

Rủi ro luôn rình rập mọi nơi? Là rủi ro xảy ra bởi các hành vi pháp lý trong quá trình kd, khi sự kiện pháp lý xảy ra gây thiệt hại hoặc nguy cơ làm thiệt hại về vật chất, tinh thần, thậm chí có người phải đi tù

2. PHÂN LOẠI RỦI RO PHÁP LÝ

  • Xử phạt hành chính: kinh doanh, lao động, thuế, môi trường, giao thông, hàng hóa, dịch vụ…
  • Hình sự: khởi tố, điều tra, truy tố, xử án: tù có thời hạn, chung thân…
  • Pháp lý đối tác: mua bán hàng hóa, dịch vụ, góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết, vay mượn, thế chấp
  • Pháp lý nội bộ: nhà đầu tư, cổ đông, nhà quản lý, người lao động

3. NGUYÊN TẮC PHÒNG TRÁNH RỦI RO?

  • Nhận diện: vấn đề, mức độ?
  • Ngăn ngừa: tuân thủ điều kiện, không vi phạm điều cấm; lựa chọn đối tác, nhân sự; rõ ràng, chặt chẽ…
  • Đối mặt: chấp nhận, hóa giải tranh chấp, giảm thiểu thiệt hại, khắc phục hậu quả

4. GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH RỦI RO PHÁP LÝ

  • Tự học, tự làm: đọc sách, khóa ngắn hạn, thực chiến
  • Tuyển nv: cử nhân luật, luật sư phụ trách pháp chế nội bộ cty Ưu/nhược? Phù hợp?
  • Thuê Cty Luật: theo vụ việc hoặc tư vấn thường xuyên Ưu/nhược? Phù hợp?
  • Kết hợp 2 +3: Ưu/nhược? Phù hợp?

Mời bạn xem video về Quản trị rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM

error: Xin đừng làm vậy !!