06Th1
Pháp lý kinh doanh là gì? Trường hợp pháp lý riêng trong kinh doanh
Tôi là Luật sư Đỗ Đăng Khoa, tác giả cuốn Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh
Chào bạn!
Chắc hẳn bạn thường nghe nói “kinh doanh hợp pháp” hay lời khuyên: phải chú trọng vấn đề pháp lý kinh doanh. Nhưng hiểu thế nào cho đúng và quan trọng hơn là vận dụng pháp luật thế nào để mang lại lợi ích cho hoạt động đầu tư, kinh doanh?
Đây là chủ đề không dễ, ngay cả những người đã tốt nghiệp cử nhân luật, ra trường đi làm pháp chế cho doanh nghiệp còn lúng túng không biết bắt đầu từ đâu. Huống hồ là người kinh doanh. Nói một cách dễ hiểu: Pháp luật ví như dòng sông, người kinh doanh như chiếc thuyền, nếu bơi ngược dòng hoặc vào dòng xoáy sẽ bị nhấn chìm, biết thuận theo dòng chảy thì dễ dàng cập bến bờ thành công.
Sau hơn hai mươi năm làm luật sư cố vấn cho doanh nghiệp, trong đó có 6 năm là trưởng phòng pháp chế của một số tập đoàn lớn. Tôi tin là hôm nay sẽ mang lại cho các bạn nhiều thông tin thú vị, hữu ích về pháp lý kinh doanh.
1. PHÁP LÝ KINH DOANH?
- Pháp lý trong kinh doanh: Trong kinh doanh cần quan tâm đến pháp lý nào?
- Pháp lý “Chung” cho tất cả các doanh nghiệp như:?
- Pháp lý “Riêng” tùy theo ngành nghề, loại hình kinh doanh: ?
2. PHÁP LÝ CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP
- Giấy phép: Đăng ký KD…loại hình, ngành nghề, người đại diện, vốn…
- Thuế, phí: trước bạ, VAT, TNDN…
- Lao động: tiền lương, thưởng, kỷ luật, sa thải, an toàn…
- Bảo hiểm: xã hội, thất nghiệp…
- Hợp đồng: mua bán hàng hóa, dịch vụ, hợp tác đầu tư…
Mời bạn xem video về pháp lý trong kinh doanh