07Th1
Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp – Luật sư doanh nghiệp
Chào bạn!
Tôi là Luật sư Đỗ Đăng Khoa, tác giả cuốn Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh
Hôm nay tôi không quảng cáo bán hàng mà giúp bạn hiểu rõ về dịch vụ pháp lý doanh nghiệp. Quan trọng hơn là làm thế nào để chọn được dịch vụ pháp lý “ngon, bổ, rẻ”. Tiết kiệm chi phí và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Thực tế ở Việt Nam nhiều doanh nhân, nhà quản lý doanh nghiệp còn chủ quan, xem nhẹ pháp lý doanh nghiệp nên lợi bất cập hại, rủi ro xảy ra, nhẹ thì bị xử phạt hành chính, tịch thu giấy phép, nặng thì “tiền mất kiện mang”, thua lỗ, phá sản, thậm chí nhiều người bị đi tù.
Với kinh nghiệm hơn mươi năm làm luật sư cố vấn cho doanh nghiệp, Tôi tin là hôm nay sẽ mang lại cho các bạn nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn dễ dàng hiểu và lựa chọn được dịch vụ pháp lý phù hợp, chất lượng và uy tín.
1. DỊCH VỤ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP?
- Xin giấy phép: ĐKKD, Giấy CNĐT, xây dựng, nhãn hiệu hàng hóa, công bố sản phẩm, kinh doanh lữ hành, Karaoke…
- Tư vấn luật: theo yêu cầu của khách hàng…
- Soạn thảo văn bản: điều lệ, nội quy, thỏa ước, quy chế, đơn thư, khiếu nại, trả lời…
- Hợp đồng: Đàm phán, soạn thảo, soát xét; xây dựng bộ Mẫu hợp đồng…
- Hòa giải tranh chấp: trả lời, thương thảo với khách, xử lý khiếu nại, tranh chấp…
- Kiện tụng: tham gia giải quyết vụ án dân sự, thương mại tại Tòa án, trọng tài. Bào chữa trong vụ án hình sự… Hoặc bảo vệ bị can trong vụ án hình sự..
2. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP
- Theo việc: thực hiện theo từng vụ việc đơn lẻ, ký Hợp đồng DVPL – công việc, chi phí Ưu, nhược điểm? Phù hợp?
- Thường xuyên: luật sư đồng hành tư vấn, hỗ trợ pháp lý thường xuyên và lâu dài. Ký Hợp đồng DVPL, tính phí theo tháng, phạm vi công việc Ưu, nhược điểm? Phù hợp
Mời bạn xem video về dịch vụ pháp lý doanh nghiệp