Đóng

Luật sư Thừa kế

23Th4

Sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất

Xác định Nhà đất là di sản thừa kế theo pháp luật?

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Bộ luật dân sự Điều 650 quy định các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật như sau: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Với quy định trên, khi đã xác định được rõ toàn bộ hoặc một phần di sản phải phải tiến hành chia thừa kế theo pháp luật; thì chúng ta sẽ tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 1: xác định người được thừa kế theo pháp luật

Bộ luật dân sự, Điều 651 quy định rất rõ về hàng thừa kế và nguyên tắc áp dụng để phân chia di sản theo luật như sau.

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

  2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

  3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Bước 2: Phân chia di sản

Bộ luật dân sự quy định: “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia”.

Trường hợp đặc biệt: “Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng”.

Bước 3: Thực hiện thủ tục sang tên

Theo Luật công chứng những người thừa kế theo pháp luật thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Cụ thể như sau:

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

Đối với công chứng văn bản khai nhận di sản thì được quy định như sau:

Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

Sau khi đã có văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản thực hiện tại phòng công chứng. Tùy từng loại tài sản khác nhau mà ta xác định Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện thủ tục pháp lý cập nhật, chuyển tên chủ sở hữu tài sản cho người được thừa kế. Tôi chia sẻ thủ tục sang tên đối với một số tài sản phổ biến như sau:

Hồ sơ đối với di sản là nhà, quyền sử dụng đất:

Hồ sơ gồm có:

– Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được thừa kế;

– Giấy khai sinh hoặc xác nhận quan hệ huyết thống

– Giấy chứng tử của người để lại di sản;

– Sổ đỏ, sổ hồng của nhà đất; hoặc giấy tờ pháp lý chứng minh đủ điều kiện được cấp sổ đỏ

– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản.

Nơi nộp hồ sơ:

– Văn phòng đăng ký đất đai của UBND huyện nơi có nhà đất hoặc UBND xã vùng sâu, xa

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.

Xem thêm Video: Thủ tục cấp sổ đỏ mới nhất 2024

Cách làm sổ đỏ cho đất không có giấy tờ (mới nhất 2024)

Lưu ý: Đăng ký kênh Youtube – Luật sư Đỗ Đăng Khoa để cập nhật thông tin mới nhất về pháp lý nhà đất, tại đây.

CÓ THỂ BẠN ĐANG QUAN TÂM:

error: Xin đừng làm vậy !!