Đóng

25Th1

3 VIỆC CẦN LÀM KHI HÀNG XÓM XÂY NHÀ

Dịp cuối năm, nhiều gia đình tranh thủ tổ chức sửa nhà hoặc xây mới để đón Tết. Ở các đô thị lớn, việc xây một công trình luôn gây ảnh hưởng ít nhiều đến các ngôi nhà xung quanh. Công trình càng lớn thì sức tác động càng nhiều. Đối với nhà dân thì hàng xóm, đặc biệt là những căn lân cận sẽ phải “chịu trận” nhiều nhất.

Không chỉ bụi bặm, tiếng ồn làm phiền trong thời gian dài, vấn đề đáng lo ngại hơn là nhà cửa có thể bị hư hại, thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng độ bền kết cấu. Anh Việt Hưng, một kiến trúc sư, nhận định: “Hư hại thường thấy nhất khi nhà liền kề xây dựng là nhà lân cận bị thấm tường, nứt tường từ nhẹ đến nặng, lún hoặc sụp nền…, nặng hơn nữa có thể bị nghiêng, thậm chí đổ sập nếu phần móng bị tác động mạnh”.

Vậy phải làm sao để bảo vệ ngôi nhà của mình được an toàn và có thể đòi hỏi các quyền lợi chính đáng như quyền được khởi kiện, được bồi thường thỏa đáng nếu việc thi công của hàng xóm gây ảnh hưởng nghiêm trọng? Một số chuyên gia đã đưa ra lời khuyên.

Thông tin rõ ràng, lập bằng chứng hai bên

Theo chia sẻ của một kỹ sư xây dựng, trước khi xây nhà, chủ nhà phải cùng đơn vị thi công khảo sát các nhà liền kề, lập biên bản về hiện trạng, chụp ảnh tường, trần, sàn… để làm căn cứ đối chiếu về sau. Nếu thấy nhà hàng xóm chuẩn bị thi công, các hộ lân cận cũng cần chủ động đề nghị thực hiện động tác này. Xét thấy cần thiết thì mời cơ quan chức năng lập vi bằng.

“Các hình ảnh này sẽ là căn cứ xác định mức độ hư hỏng và trách nhiệm của các bên trong xử lý. Về lý, bên thi công phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, hiện trạng ban đầu cho các nhà lân cận” – ông Hưng nói.

Buộc gia chủ áp dụng biện pháp an toàn

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, góp ý: Khi hàng xóm xây nhà, chúng ta nên chủ động trao đổi với chủ thầu để biết được kỹ thuật thi công có đảm bảo không; đồng thời yêu cầu công trình phải được che chắn, có biện pháp chống nghiêng, chống sập đối với nhà liền kề… Lưu ý thêm về ranh mốc, tường chung, an toàn, vệ sinh. Đôi bên thống nhất các phương án bồi thường nếu xảy ra sự cố, hoặc bồi thường bằng tiền, hoặc sửa chữa trả về hiện trạng ban đầu, tất cả phải thể hiện trên giấy tờ. Nếu có thể, nên theo sát quá trình thi công để kịp thời phát hiện, xử lý những bất cập phát sinh.

Đề nghị ngưng thi công ngay

Theo kinh nghiệm của ông Trần Văn Châu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc Chợ Lớn, trong quá trình thi công phần móng (ép cọc, đào đất…), nhất là với các tòa nhà cao tầng có thể ảnh hưởng đến móng hiện hữu của nhà hàng xóm như gây sụt lún hoặc trồi sàn trệt, nứt tường… Nếu phát hiện có vết nứt, thấm, sụt lún nền, phải báo ngay với nhà đang xây để có biện pháp khắc phục phù hợp. Trường hợp mức độ hư hại nặng thì buộc bên thi công phải tạm ngừng để tìm giải pháp an toàn hơn.

“Nếu hai bên không thỏa thuận được giải pháp thì có thể báo với UBND phường nơi cư trú để xử lý theo thẩm quyền” – ông Châu góp ý. (Báo điện tử Pháp luật Thành Phố Hồ Chí Minh)

Nguyên tắc bồi thường theo luật

Theo luật sư Đỗ Đăng Khoa, Đoàn Luật sư TP.HCM, Giám đốc Công ty Luật Bất động sản Hưng Vượng: “Điều 605 BLDS 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Cụ thể, phía chủ sở hữu, quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình đó gây ra. Nếu người thi công có lỗi thì phải liên đới bồi thường. Theo Điều 585 BLDS 2015, nguyên tắc bồi thường là thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, hiện vật hoặc biện pháp khác. Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại thuộc về bên yêu cầu bồi thường, phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc thiệt hại của mình. Về mức độ bồi thường thiệt hại: Mức độ bồi thường thiệt hại do hai bên thỏa thuận, căn cứ theo quy định của pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra, cụ thể gồm: mức thiệt hại thực tế đối với công trình lân cận bị hư hỏng và các chi phí khác có liên quan. Hai bên có thể tự xác định mức thiệt hại của công trình liền kề nếu không tự xác định được mức độ thiệt hại thì một trong hai bên có thể thuê cơ quan định giá để xác định mức thiệt hại cụ thể để làm căn cứ bồi thường”.

Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra như sau: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.”

Tại Điều 3 Thông tư 03/2018/TT-BXD hướng dẫn nghị định 139/2017 NĐ-CP quy định về áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại quy định tại điểm c khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP như sau:

“1. Việc bồi thường thiệt hại do Chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì việc bồi thường thiệt hại được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Trường hợp gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận thì chủ đầu tư phải dừng thi công xây dựng công trình và có biện pháp di dời ngay người và tài sản của công trình lân cận. Chủ đầu tư có trách nhiệm thuê và trả chi phí thuê nhà ở cho bên bị thiệt hại. Nhà được thuê phải đảm bảo các yếu tố về khoảng cách đi lại, diện tích, hạ tầng xã hội để bên bị thiệt hại ổn định cuộc sống. Nếu bên bị thiệt hại tự tìm chỗ ở (tương đương nơi ở bị ảnh hưởng) thì chủ đầu tư có trách nhiệm trả cho bên bị thiệt hại số tiền tương ứng với số tiền thuê nhà và chi phí di chuyển tài sản…”

Căn cứ vào quy định nêu trên, nếu công trình xây dựng trong quá trình thi công, xây dựng công trình gây ảnh hưởng, thiệt hại đến nhà của bạn thì phải ngừng việc thi công và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với sự cố do công trình của mình gây ra.

Thông tư 10/2014/TT-BXD về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ, Điều 10. Giải quyết tranh chấp giữa chủ nhà với chủ các công trình liền kề, lân cận:

“1. Trước khi thi công, chủ nhà chủ động liên hệ với các chủ công trình liền kề, lân cận để kiểm tra hiện trạng và ghi nhận các khuyết tật của công trình liền kề, lân cận (nếu có). 

2. Trong quá trình thi công nếu phát hiện công trình liền kề, lân cận có dấu hiệu bị lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ sụp đổ do ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở gây ra, chủ nhà phải phối hợp với các chủ công trình liền kề, lân cận xem xét, xác định nguyên nhân và thống nhất biện pháp khắc phục. Trường hợp các bên không thống nhất thì tranh chấp phát sinh giữa chủ nhà với chủ các công trình liền kề, lân cận được giải quyết theo quy định của pháp luật”.

Xử phạt hành chính

Nghị định 39/2017/NĐ-CP, Điều 15. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng: “3. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận (mà các bên không thỏa thuận được việc bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự); gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau:

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
  2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
  3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.”

Chủ nhà nên làm gì?

Trước khi tiến hành xây dựng (sau khi đã có giấy phép xây dựng) chủ nhà cùng với nhà thầu thi công nên mời UBND phường giúp tiến hành khảo sát, chụp ảnh, quay phim chi tiết ghi nhận hiện trạng nhà bên cạnh.Việc này làm cơ sở cho việc xác định mức độ thiệt hại có thể có trong quá trình thi công. Để đảm bảo an toàn cho công trình lân cận trong quá trình thi công, chủ nhà cần phải thuê đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công có đủ năng lực để thực hiện. Trường hợp các chủ công trình liền kề, lân cận không cho kiểm tra hiện trạng công trình thì chủ nhà cần báo cáo UBND cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố để yêu cầu các chủ công trình này phối hợp với chủ nhà để kiểm tra. Nếu các chủ công trình liền kề, lân cận vẫn không hợp tác kiểm tra thì chủ nhà vẫn thực hiện việc thiết kế, thi công xây dựng nhà ở. Mọi chứng cứ về hư hỏng công trình liền kề, lân cận do chủ các công trình này đưa ra khi không có sự thống nhất với chủ nhà sẽ không được công nhận khi có tranh chấp xảy ra.

Chủ nhà lân cận nên làm gì?

Khi hàng xóm xây nhà, chúng ta nên chủ động trao đổi với chủ thầu để biết được kỹ thuật thi công có đảm bảo không; đồng thời yêu cầu công trình phải được che chắn, có biện pháp chống nghiêng, chống sập đối với nhà liền kề. Bên cạnh đó cần lưu ý thêm về ranh mốc, tường chung, an toàn, vệ sinh. Đôi bên thống nhất các phương án bồi thường nếu xảy ra sự cố, hoặc bồi thường bằng tiền, hoặc sửa chữa trả về hiện trạng ban đầu, tất cả phải thể hiện trên giấy tờ. Nếu có thể, nên theo sát quá trình thi công để kịp thời phát hiện, xử lý những bất cập phát sinh.

Tg: Thái Duy

…………….

CÔNG TY LUẬT BẤT ĐỘNG SẢN HƯNG VƯỢNG

Là một công ty luật uy tín ở tphcm (tp.Hồ Chí Minh), luật sư tranh tụng về đất đai, nhà ở, chúng tôi hiểu biết sâu sắc hệ thống pháp luật về đất đai, nhà ở, xây dựng, kinh doanh bất động sản và nhiều kinh nghiệm thực tiễn qua hàng trăm vụ án dân sự, kinh tế được giải quyết tại Tòa án. Luật sư nhà đất giỏi tphcm sẽ đồng hành cùng khách hàng “lo thay, nghĩ hộ khách hàng” giúp khách hàng vượt qua những khó khăn, thách thức gặt hái thành công trong các vụ việc sau:

  • Tranh chấp nhà đất thừa kế
  • Tranh chấp nhà đất khi ly hôn
  • Tranh chấp nhà ở có yếu tố nước ngoài
  • Tranh chấp về thừa kế đất đai, quyền thừa kế đất đai
  • Tranh chấp nhà đất cho thuê, cho ở nhờ; tranh chấp nhà chung cư
  • Tranh chấp đất đai trong gia đình, tranh chấp ranh giới đất, tranh chấp quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ, tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức
  • Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất
  • Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
  • Khiếu kiện đất đai, khiếu nại bồi thường giải phóng mặt bằng

Là văn phòng luật sư chuyên về nhà đất tphcm, với đội ngũ luật sư nhà đất uy tín tại tphcm chúng tôi có thể bảo vệ được quyền lợi khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách từ khi chuẩn bị thủ tục khởi kiện cho đến khi giải quyết xong tranh chấp nhà đất, như sau:

  • Tư vấn: thủ tục khởi kiện dân sự, án phí dân sự, án phí chia thừa kế
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, án phí tranh chấp đất đai
  • Tư vấn cách thu thập chứng cứ, đưa ra các phương án hòa giải tranh chấp đất đai, hòa giải tranh chấp thừa kế
  • Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn khiếu nại và nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại tới Cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ
  • Cử luật sư nghiên cứu hồ sơ, soạn thảo bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong suốt quá trình tố tụng tại Tòa án
  • Nhận ủy quyền thay mặt khách hàng thực hiện công việc trong quy trình giải quyết tranh chấp đất đai từ cấp xã phường đến Tòa án, Thi hành án để giải quyết xong vụ việc tranh chấp nhà đất

LIÊN HỆ

Bạn cần luật sư nhà đất uy tín tphcm, vui lòng liên hệ:

Luật sư Đỗ Đăng Khoa

ĐT: 0912 219 065

Email: khoa@luatsubatdongsan.vn

Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

error: Xin đừng làm vậy !!