10Th2
LÃI SUẤT VÀ CÁCH TÍNH LÃI
Trong thời kỳ kinh doanh hội nhập như hiện nay, các vụ tranh chấp do một trong Hai bên vi phạm thục hiện nghĩa vụ là rất nhiều và phổ biến. Chung quy lại vẫn là câu chuyện tiền, lợi ích, bồi thường thiệt hại, mà cụ thể ở đây là lãi phát sinh do chậm thanh toán, chậm thực hiện nghĩa vụ đến hạn…v.v. Để giúp bạn đọc hiểu thêm về căn cứ tính lãi và cách tính tiền lãi khi chậm thực hiện nghĩa vụ, luật sư chia sẻ như sau:
- Các quy định của Pháp luật về việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền và lãi theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) và Luật Thương mại 2005 như sau:
Điều 306. Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán (Luật TM 2005).
- Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 440. Nghĩa vụ trả tiền (BLDS 2015)
- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
- Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.
Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (BLDS 2015)
- Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
- Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.
Điều 468. Lãi suất (BLDS 2015)
- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
- Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
- Cách tính lãi:
- Tùy vào từng trường hợp cụ thể, khi vay nợ tiền có thể bao gồm các loại lãi sau: Lãi trong hạn, lãi chậm trả, lãi trên nợ gốc quá hạn.
- Lãi trong hạn:
Lãi trong hạn = tiền gốc vay x lãi suất theo thỏa thuận x thời gian trong hợp đồng vay
- Lãi chậm trả:
- Theo khoản 4 Điều 466 BLDS 2015 trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất được xác định bằng 10%/năm trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Điểm a khoản 5 Điều 466 BLDS 2015 quy định, trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
- – Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất được xác định bằng 10%/năm trên số tiền chậm trả (tương ứng với 0,83%/tháng).
- Như vậy, lãi chậm trả được tính theo công thức sau:
- Lãi chậm trả = [(nợ gốc x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời hạn vay] x 0,83 x thời gian chậm trả.
- Lãi trên nợ gốc quá hạn:
- Theo điểm b khoản 5 Điều 466 BLDS 2015, lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Như vậy, lãi quá hạn được tính theo công thức sau:
- Lãi trên nợ gốc quá hạn = nợ gốc x (150% x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời gian quá hạn.
Lưu ý: Đến thời gian trả tiền theo hợp đồng, nhưng người vay tiền xin hoãn trả tiền gốc và lãi mà được sự đồng ý của bên cho vay tiền thì thời hạn hoãn sẽ không tính lãi.
Trên đây là các chia sẻ nhằm giúp bạn đọc có những kiến thức pháp lý cần thiết, trong trường hợp còn có những vướng mắc, phiền toái cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia pháp lý, hãy tìm đến 01 luật sư tin tưởng để được hỗ trợ tốt nhất. Kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm và các kỹ năng của 01 luật sư chắc chắn sẽ giải quyết được các rắc rối pháp lý các bạn đang gặp phải.
LIÊN HỆ
Bạn cần luật sư giỏi về đất đai ở tphcm, vui lòng liên hệ:
Luật sư Nguyễn Thị Huyên
ĐT: 0936777568
Email: huyen@luatsubatdongsan.vn
Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh