30Th12
NHỮNG TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẮT BUỘC PHẢI HOÀ GIẢI TẠI UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp giữa hai hay nhiều bên với sự giúp đỡ của một bên thứ ba trung lập (không phải bên có tranh chấp), các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết các tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong thực tế có rất nhiều vụ tranh chấp đất đai cần phải được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn. Nhưng có phải tất cả các tranh chấp đều bắt buộc hòa giải? Và những trường hợp như thế nào thì việc hòa giải tại UBND phường là một thủ tục bắt buộc đối với các bên tranh chấp?
Vụ án thực tế: Năm 1990, đất đai ở đường Đinh Bộ Lĩnh bỏ hoang rất nhiều. Tại địa chỉ số 111 Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh là một bãi rác hoang. Bà Nguyễn Thị Thư đã tới hỏi ông Nguyễn Văn Đậu ở gần đấy thì ông bảo dọn rác đi rồi ở. Sau đó, bà đã dọn rác và sinh sống tại địa chỉ này từ năm 1990. Ông Đậu không có giấy tờ nào của nhà nước công nhận đây là đất là của ông.
Tháng 10/2000, UBND phường 26 cấp nhà tình thương cho bà và bà sống ổn định đến nay.
Năm 2017, UBND phường 26, quận Bình Thanh cấp tờ đơn yêu cầu bà thực hiện hợp thưc hóa nhà đất đại trà. Trong quá trình UBND làm Giấy tờ cho bà thì các con ông Đậu cho rằng nhà của bà Thu được cất dựa trên phần đất của gia đình ông Đậu từ năm 1990. Và ông Đậu chỉ cho phép bà Thu ở trên phần diện tích đất này đến khi bà chết nhưng không cho bà Thu được hợp thức hóa diện tích đất đó. Ngày 3/10/2018 UBND quận Bình Thạnh nhận được Công văn số 132/TCD ngày 29/9/2018 của Ban tiếp công dân Quận về việc đề nghị UBND phường mời các bên có liên quan cùng các ban ngành đoàn thể, khu phố, tổ dân phố đến để tiến hành họp hòa giải liên quan đến việc ai có quyền sử dụng đất đối với lô đất đang tranh chấp.
NỘI DUNG:
Khái niệm tranh chấp đất đai được nêu rõ trong khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”
Tranh chấp đất đai gồm 02 loại chủ yếu sau:
- Tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất liền kề;
- Tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất (ai là chủ đất).
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:
“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn:
- Nơi hòa giải là UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất xảy ra tranh chấp;
- Bắt buộc phải hòa giải nếu các bên muốn khởi kiện tại Tòa án hoặc gửi đơn yêu cầu tới UBND cấp huyện, cấp tỉnh để giải quyết.
Như vậy tranh chấp này phải bắt buộc hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp, nếu không hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn thì sẽ không được quyền khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết.
- Những tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như:
+ Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất
+ Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất
+ Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,…
Đối với những tranh chấp này thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án, vì thế, những tranh chấp này không bắt buộc phải hòa giải.
LIÊN HỆ
Bạn cần luật sư nhà đất uy tín tại tphcm, vui lòng liên hệ:
Luật sư Phạm Thị Nhàn
ĐT: 0968.605.706
Email: nhan@luatsubatdongsan.vn
Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh