Đóng

Luật sư Ly hôn

08Th4

Quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn

Quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn

Chúng ta đều biết rằng, ly hôn gây tác hại trước hết cho con cái, làm căng thẳng các mối quan hệ cha mẹ – con cái, dù nhiều hay ít, dù biểu hiện bằng cách này hay cách khác thì những trẻ em này đều bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh gia đình của mình, bởi điều mất mát lớn nhất từ sự ly hôn của cha mẹ đối với con cái, là chúng mất đi một điều kiện cơ bản để phát triển – đó là một cơ cấu gia đình đầy đủ. 

Đối với trẻ lên 7 tuổi, Sự trưởng thành về cảm xúc khác xa so với trẻ mẫu giáo. Phần lớn trẻ đều có thể tự xử lý được cảm xúc của bản thân với những tình huống bất ngờ dù vẫn chưa thể kiểm soát tốt. Vì vậy, pháp luật có quy định đối với trường hợp trẻ từ 7 tuổi trở lên tại Khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn); Theo Điều 55 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (về thuận tình ly hôn) và Khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (về việc xét nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn):

  • Để bảo đảm quyền lợi của người con, Tòa án phải lấy ý kiến của người con, xem xét nguyện vọng của người con từ đủ 7 tuổi trở lên;
  • Phương pháp lấy ý kiến phải bảo đảm thân thiện với trẻ em.
  • Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của người con để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng.

Khi con đủ 7 tuổi để Tòa án xem xét nguyện vọng của con thì con cần viết đơn trình bày nguyện vọng đó của con cho Tòa án, để Tòa án xem xét và giải quyết nguyện vọng đó.

Việc lấy ý kiến của con cái là cần thiết vì khi cha mẹ ly hôn, các em đã mất đi một điểm tựa quan trọng nhất là mái ấm gia đình nên rất cần hỏi ý kiến để các em nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình.

Thực tế cho thấy đa phần các Tòa án lấy ý kiến của con từ đủ 7 tuổi trở lên bằng văn bản (bản khai, tự khai viết tay, hoặc đánh máy) có chữ ký hoặc điểm chỉ của con và cha mẹ. Tại địa phương đã thành lập Tòa Gia đình và người chưa thành niên, việc lấy ý kiến của con thực hiện tại Phòng trẻ em của Tòa chuyên trách này trước khi xét xử vụ việc.

Mặc dù con từ đủ 7 tuổi trở lên là có khả năng biết tự lập trong sinh hoạt và có khả năng nhận thức một số vấn đề. Tuy nhiên, sự nhận thức đó chưa đầy đủ mà chỉ mang tính cảm tính, chưa phân biệt được sống với ai là tốt nhất cho người con cả về vật chất và tinh thần. Vì vậy để đảm bảo tốt nhất cho người con thì vẫn đòi hỏi Tòa án phải xem xét toàn diện xem ai là người có khả năng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhất cho đứa trẻ để quyết định giao cha hoặc mẹ (Quyết định lý tính). Trong trường hợp này thì nguyện vọng của con chỉ là mang tính chất tham khảo

Nếu con không đồng ý về ở thì vẫn có thể có quyền giành nuôi con nếu chứng minh được cho Tòa thấy mình có khả năng nuôi con tốt hơn, đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt của con. 

Căn cứ để Tòa xem xét như sau:

  1. Xét về điều kiện chủ thể

  • Người trực tiếp nuôi con phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt.
  • Không thuộc vào những trường hợp bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm: Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; Phá tán tài sản của con; Có lối sống đồi trụy và xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
  1. Xét về điều kiện về vật chất (kinh tế)

  • Cha/mẹ phải chứng minh mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như: có công việc ổn định, có thu nhập, có chỗ ở hợp pháp để nuôi con và đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và thiết yếu của con.
  • Những điều kiện về vật chất nhằm bảo đảm cho con có được cuộc sống tốt nhất tương xứng với điều kiện của người có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc.
  1. Xét về Điều kiện về tinh thần

  • Người trực tiếp nuôi con không được thực hiện các hành vi bạo lực gia đình đối với con cái, không để con tiếp xúc đến các tệ nạn xã hội,…
  • Tạo môi trường sống, học tập, vui chơi cho người con đảm bảo hình thành và phát triển nhân cách bình thường của người con.
  • Đảm bảo thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí,…

Nhưng trước khi tranh chấp tại Tòa, cả hai hãy bình tĩnh, tách bạch chuyện ly hôn và con cái để cùng phối hợp tiếp tục nuôi dưỡng, giáo dục, chăm lo cho con cái. Chứng minh với đối phương ai là người nuôi con tốt nhất, vì quyền lợi của con chứ không phải vì bản thân mình. Nhiều khi tình yêu thương của người lớn với con trẻ, nhỏ hơn sự cố chấp, hận thù hoặc sự lo lắng thái quá của một bên khi không được nuôi dưỡng con dẫn đến sự tranh giành, mà người thiệt thòi chính là những đứa trẻ

Bạn hãy đọc cuốn sách “Cẩm nang Ly Hôn – nhanh chóng thấu tình đạt lý” của ThS Luật sư Đỗ Đăng Khoa, cuốn sách sẽ giúp bạn dễ dàng có kiến thức pháp luật về ly hôn, vận dụng tốt vào hoàn cảnh của mình.

Nếu vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, hãy nhờ luật sư giúp đỡ, với sự hiểu biết pháp luật cũng như tâm lý vợ chồng khi ly hôn và tâm lý trẻ nhỏ, luật sư sẽ giúp cuộc chia tay nhanh chóng, ít tổn thất và có được quyền lợi chính đáng.

Bạn không phải theo đuổi một “cuộc chiến giành con”, dù ly hôn, nhưng cha mẹ khéo léo ứng xử thì sẽ không ảnh hưởng lớn đến con trẻ , chúng vẫn có thể trưởng thành, thậm chí thành người nổi tiếng.

Hãy liên hệ ngay với luật sư chuyên về ly hôn để được hỗ trợ

error: Xin đừng làm vậy !!