24Th12
NGHỈ VIỆC BÁO TRƯỚC BAO NHIÊU NGÀY – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ Ở QUẬN 5
Hỏi: Tôi làm nhân viên hành chính nhân sự theo hợp đồng không xác định thời hạn với công ty Y, nhưng vì lý do gia đình nên tôi phải xin nghỉ việc gấp trong thời gian tới. Vậy trường hợp này tôi có cần đáp ứng thời gian báo trước không?
Đáp:
Đối với câu hỏi trên bạn có thể tham khảo quy định pháp luật dưới đây:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 BLLĐ 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 về trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy nếu bạn nghỉ việc vì lý do gia đình nên sẽ không thuộc trường hợp không cần báo trước với người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 35 BLLĐ 2019. Trường hợp này bạn cần phải báo trước cho công ty bạn ít nhất 45 ngày làm việc nếu bạn làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nếu bạn không đáp ứng được điều kiện trên, có thể sẽ rơi vào trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm theo khoản 2 Điều 40 BLLĐ 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, đó là phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Nếu cần tư vấn, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ:
Ngô Thị Thanh Thúy
ĐT: 0909 283 917
Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
——————————————————————
Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN ĐẤT – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:
Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN NHÀ – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:
Mời bạn đọc sách: QUẢN TRỊ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH, tại link này: