Đóng

Hỏi đáp BĐS

15Th9

TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THỪA KẾ – LUẬT SƯ QUẬN 6 HCM

Hỏi: Thưa luật sư, tôi muốn hỏi về vụ tranh chấp đất đai như sau: Cha tôi mất năm 2018, không để lại di chúc gì, ông có bốn người con và có tài sản để lại là mảnh đất 200m2 ở Huyện Bình Chánh TP.HCM. Vừa qua sau khi phân chia di sản người anh cả đã bán mảnh đất đó cho người khác mà không hỏi ý kiến của ba anh em còn lại, mâu thuẫn tranh chấp phát sinh vậy bây giờ chúng tôi phải giải quyết như thế nào?

Đáp:

Đối với câu hỏi trên bạn có thể tham khảo quy định pháp luật dưới đây:

Cha bạn mất không để lại di chúc, do vậy tài sản cha bạn để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Theo quy định tại Điều 651 về người thừa kế theo pháp luật như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau

Theo như bạn trình bày thì cha bạn có bốn người con, do vậy bốn người con này sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, sẽ được chia di sản bằng nhau. Trường hợp này, diện tích đất mà cha bạn để lại sẽ được chia đều cho những người con của mình. Chính vì vậy mà việc định đoạt tài sản thừa kế phải có sự đồng ý của các đồng thừa kế còn lại.

Nếu các bên không giải quyết được tranh chấp, bạn có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.

Theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Nếu cần tư vấn, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ:

Ngô Thị Thanh Thúy

ĐT: 0909 283 917

Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

——————————————————————

Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN ĐẤT – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này: https://bitly.com.vn/QeRup

Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN NHÀ – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này: https://bitly.com.vn/gMD6V

Mời bạn đọc sách: QUẢN TRỊ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH, tại link này: https://bitly.com.vn/68yYw

error: Xin đừng làm vậy !!