Đóng

Tin tức

09Th10

RỦI RO PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP

Pháp lý của doanh nghiệp hiểu một cách thực tiễn là pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong quan hệ đối ngoại hay đối nội thì đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

Rủi ro pháp lý trong kinh doanh là rủi ro xảy ra bởi các hành vi pháp lý trong quá trình kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro pháp lý phát sinh từ việc không biết, thực hiện không đúng hoặc không thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Về rủi ro pháp lý, các nhà quản trị cấp cao, nhất là ở những quốc gia phát triển thường áp dụng chính sách không khoan nhượng khi cán bộ, nhân viên có những hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế, rủi ro pháp lý nên được phòng tránh tuyệt đối chứ không thể chấp nhận như các rủi ro khác.

CÁCH ỨNG XỬ VỚI RỦI RO PHÁP LÝ

Qua những số liệu thống kê ở trên, bạn đã thấy rủi ro pháp lý là rất lớn và xảy ra hàng ngày. Rủi ro trong kinh doanh là tất yếu, thậm chí nhiều người thích câu “rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao”, quả thật nếu nhận diện rõ rủi ro và có giải pháp để ứng phó, hạn chế tối đa rủi ro thì việc đạt lợi nhuận cao là khả quan. Ngược lại, với nhiều người “mất bò mới lo làm chuồng” hay “dò đá qua sông – tới đâu tính tới đó” hoặc “điếc không sợ súng” thì chuyện thành công chỉ là “hên xui”.

Để phát triển bên vững, một trong những việc phải làm của doanh nhân là nhận diện, đánh giá đầy đủ rủi ro pháp lý, kiểm soát và hướng tới triệt tiêu các nguyên nhân để hạn chế tối đa xảy ra kiện tụng, mất uy tín – thương hiệu, tổn thất tài sản, tiền bạc, phá sản và chủ doanh nghiệp không phải đối mặt với hình phạt tù bởi những sự kiện pháp lý. Và bạn có quyền chọn cách ứng xử với rủi ro pháp lý theo mong muốn của mình.

Thứ nhất, loại trừ và hạn chế rủi ro pháp lý

Né tránh, loại trừ rủi ro pháp lý hiểu một cách đơn giản là tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh và vận dụng pháp luật một cách an toàn nhất trong quan hệ với Nhà nước, với khách hàng, đối tác và nội bộ doanh nghiệp.

Để loại trừ rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật, theo đó phải tránh vi phạm điều luật cấm; đối với trường hợp luật cho phép được làm cùng với điều kiện thì doanh nghiệp phải đánh giá xem mình đã đáp ứng đúng các điều kiện chưa, nếu chưa thì phải tìm cách đáp ứng được các điều kiện luật định.

Trong tổ chức, quản lý và điều hành, doanh nghiệp phải tuân thủ Luật doanh nghiệp. Thuê và sử dụng người lao động phải theo Luật lao động. Đối với nghĩa vụ về thuế phải tuân thủ pháp luật về thuế như: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Môn bài…Đối với các giao dịch, hợp đồng với khách hàng, đối tác phải theo pháp luật về hợp đồng như: Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại. Trong sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên phải tuân theo Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Môi trường.

Ngoài ra, tùy từng lĩnh vực kinh doanh đặc thù mà doanh nghiệp còn phải thực hiện theo các luật chuyên ngành như: Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Chứng khoán…

Hạn chế, giảm thiểu rủi ro pháp lý là cách nhiều doanh nghiệp lựa chọn, theo đó tổ chức nhân sự, lập quy trình để kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

Với các doanh nghiệp nhỏ thì thuê luật sư cố vấn pháp lý thường xuyên, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn thì tổ chức bộ phận pháp chế công ty. Nhiệm vụ của pháp chế doanh nghiệp là nhận diện, phân loại các rủi ro pháp lý và đưa ra các giải pháp phòng ngừa. Tổ chức đào tạo pháp lý doanh nghiệp cho cán bộ, nhân viên. Đảm bảo nhân sự không vi phạm quy định cấm trong hoạt động kinh doanh. Soạn thảo điều lệ, quyết định, quy chế, nội quy của công ty phù hợp với quy định của pháp luật. Xây dựng các mẫu hợp đồng để ký kết với khách hàng, đối tác. Và cố vấn pháp luật cho lãnh đạo trong hoạt động điều hành.

Các tập đoàn, công ty đa quốc gia thì thường kết hợp cả hai là dùng pháp chế nội bộ – “người trong nhà tin tưởng và dễ sai bảo” và đồng thời sử dụng dịch vụ pháp lý từ các công ty luật chuyên nghiệp. Bởi luật sư thường có chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm và trong nhiều trường hợp khi sử dụng luật sư, doanh nghiệp chuyển giao rủi ro pháp lý cho Công ty luật.

Để thực hiện được điều này, trước hết doanh nghiệp phải phải biết các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình và có khả năng vận dụng pháp luật một cách an toàn, có lợi nhất. Điều này nói thì dễ nhưng làm thì khó, chính vì thế mà tôi viết sách này để hỗ trợ các bạn.

Thứ hai, chấp nhận rủi ro pháp lý

Chấp nhận rủi ro ở đây được hiểu là chấp nhận một cách chủ động. Nghĩa là biết rủi ro pháp lý có thể xảy ra, dự tính được thiệt hại và “vui vẻ khi thiệt hại xảy ra” giống như “dám làm – dám chịu”, chứ không phải là chấp nhận rủi ro theo kiểu “điếc không sợ súng”. Nhiều trường hợp chấp nhận rủi ro pháp lý lại là một phương án “có lợi về kinh tế”.

Ví dụ: Theo quy định khi ký kết hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải bảo đảm các điều kiện “có ngân hàng bảo lãnh” nghĩa vụ tài chính. Nếu vi phạm bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai mà chưa được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính thì sẽ bị xử phạt hành chính – phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng (Nghị định  số: 139/2017/NĐ-CP). Và nhiều chủ đầu tư biết mình chưa đủ điều kiện “có ngân hàng bảo lãnh” nhưng vẫn chào bán và thu tiền và “sẵn sàng chịu phạt” vì mức phạt đó rất nhỏ so với chi phí để được ngân hàng bảo lãnh.

Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh” được hiểu là: quá trình tiếp cận rủi ro pháp lý một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận diện, đánh giá, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro pháp lý thành những cơ hội kinh doanh thành công

Để bạn hiểu hơn về chủ đề khó hiểu những cũng rất hấp dẫn này, tôi xin giới thiệu với bạn cuốn sách “Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh”, dưới đây:

MỤC LỤC

Chương 1: SỰ THẬT ÍT NGƯỜI BIẾT VỀ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH

Thua kiện, Vietnam Airlines mất 5,2 triệu Euro

Thế nào là quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh?

Những con số thống kê có thể làm bạn giật mình

Cách ứng xử với rủi ro pháp lý

Chương 2: RỦI RO VI PHẠM LUẬT HÌNH SỰ

Quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Rủi ro hình sự của người quản lý doanh nghiệp

Nhận diện và đánh giá rủi ro phạm luật hình sự

Giải pháp phòng tránh vi phạm luật hình sự

Bài tập ứng dụng

Chương 3: RỦI RO BỊ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH

Quy định chung về xử phạt hành chính

Nhận diện và đánh giá rủi ro bị xử phạt hành chính

Giải pháp phòng ngừa bị xử phạt hành chính

Bài tập ứng dụng

Chương 4: RỦI RO PHÁP LÝ TRONG QUAN HỆ VỚI ĐỐI TÁC

Nhận diện và đánh giá rủi ro pháp lý trong quan hệ với đối tác

Giải pháp phòng tránh rủi ro pháp lý trong quan hệ với đối tác

Bài tập ứng dụng

Chương 5: RỦI RO PHÁP LÝ TRONG QUAN HỆ NỘI BỘ

Nhận diện và đánh giá rủi ro pháp lý trong quan hệ nội bộ

Giải pháp phòng tránh rủi ro pháp lý trong quan hệ nội bộ

Bài tập ứng dụng

Chương 6: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP

Lựa chọn cố vấn pháp lý

Cách đánh giá mức độ rủi ro pháp lý

Xây dựng và hoàn thiện pháp lý doanh nghiệp

Bài tập ứng dụng

LỜI KẾT

CẢM NHẬN CỦA BẠN ĐỌC

Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh là một cuốn sách không thể thiếu cho các chủ doanh nghiệp có tầm nhìn và muốn phát triển công ty lành mạnh, bền vững. Có nhiều câu chuyện từ thực tiễn, những trải nghiệm đầy thú vị và cả những bài học sâu sắc tác giả gửi gắm vào cuốn sách. Đọc xong cuốn sách này bạn sẽ sớm có tư duy đúng về pháp lý trong kinh doanh và tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiền bạc. – Hoàng Đình Trọng – Chủ tịch Công ty Đào Tạo Tư Vấn PDCA – Nhà nghiên cứu chuyên gia đào tạo tư vấn doanh nghiệp bài bản và Tác giả cuốn sách Giải phóng lãnh đạo.

Cuốn sách Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh được trình bày khúc chiết và đầy đủ, hướng dẫn rất rõ ràng, cụ thể và đơn giản để hiểu biết pháp luật trong các mặt hoạt động của một công ty như: nhân sự, đối tác, tài chính, người lao động và hợp đồng thương mại. Doanh nghiệp rất cần có những lời tư vấn đầy kinh nghiệm của tác giả để: Rủi ro ít đi, lợi nhuận tăng lên, an toàn và minh bạch; Hệ thống các văn bản nội bộ của công ty được xây dựng, hoàn thiện và đảm bảo tính hợp pháp; Hội đồng quản trị, ban giám đốc tìm được tiếng nói chung trong quản trị trên cơ sở minh bạch và hiểu biết pháp luật. Xin cám ơn tác giả đã bỏ nhiều công sức và tâm huyết giúp cho các công ty như chúng tôi phát triển bền vững. – ông Đào Văn Đang – Tổng Giám đốc – Công ty TNHH Địa Ốc Hoa Đào.

Giống như một cuộc trò chuyện giữa tác giả với người đọc, cuốn sách “Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh” đã biến những vấn đề pháp lý khó hiểu, khô khan, cứng nhắc thành những vấn đề dễ nắm bắt, dễ thực hiện. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các ví dụ điển hình trong từng vấn đề mà cuốn sách đề cập cùng với những bình luận ngắn gọn nhưng khá đầy đủ, khúc triết về những rủi ro pháp lý có thể gặp phải và các phương án phòng tránh rủi ro pháp lý để hướng tới thành công trong kinh doanh. Điều này thể hiện sự am tường của tác giả về các vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh và bề dày kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn pháp luật về phòng tránh và giải quyết các rủi ro pháp lý trong kinh doanh. Cuốn sách này và những tư vấn thực tế, cụ thể của tác giả sẽ giúp các bạn, đặc biệt là các nhà kinh doanh, “tuân thủ đầy đủ pháp luật nhưng vẫn đạt được mục đích của mình” – Tiến sĩ luật Nguyễn Văn Phương, Giảng viên chính – Khoa pháp luật kinh tế – Trường Đại học Luật Hà Nội.

Mời các bạn xem thêm Video của luật sư Khoa chia sẻ trực tiếp cho các doanh nhân về “Rủi ro pháp lý của doanh nghiệp”, tại link này.

Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh

Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh

LIÊN HỆ

Bạn muốn có cuốn sách “Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh”, vui lòng liên hệ:

Trợ lý Luật sư: Ngô Thị Thanh Thúy

ĐT: 0967 283 917

Email: hungvuong@luatsubatdongsan.vn

Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

 

error: Xin đừng làm vậy !!