18Th2
Top 6 kiến thức cơ bản về Pháp lý nhà đất
Hiện nay, ngoài quan tâm đến vị trí địa lý thuận lợi, nhiều tiện ích xung quanh thì nhà đầu tư còn cần phải chú ý đến tính pháp lý bất động sản. Nơi nào càng có Pháp lý nhà đất rõ ràng, đảm bảo giá trị người dùng thì giá bán càng cao.
06 kiến thức cơ bản về Pháp lý nhà đất mà nhà đầu tư cần phải nắm:
1. Điều kiện để bất động sản được đưa vào giao dịch chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định pháp luật
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Trường hợp không được sang tên sổ đỏ (Điều 191 Luật đất đai 2013)
Bạn hãy xem chi tiết tại bài viết này
3. Giấy tờ Pháp lý nhà đất
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng
- Giấy tờ chứng minh đối tượng giao dịch là chủ sở hữu như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam/Hộ chiếu của các bên tham gia giao dịch
- Giấy tờ khác có liên quan đến giao dịch mà pháp luật quy định phải có
-
- Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung/riêng (trong trường hợp bên bán là cá nhân)
- Giấy tờ về thẩm quyền đại diện
- Giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể tham gia giao dịch ví dụ Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy các giấy tờ chứng minh theo quy định pháp luật về quốc tịch như: Giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam
- Giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi: giấy khám sức khỏe/tâm thần…
4. Hình thức đối với các giao dịch trong lĩnh vực đất đai
- Đặt cọc: Không bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng
- Mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại: phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở
- Di chúc: có 2 hình thức di chúc, Di chúc miệng và Di chúc bằng văn bản (Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, Di chúc bằng văn bản có người làm chứng, Di chúc bằng văn bản được công chứng)
- Văn bản thỏa thuận tài sản, Văn bản khai nhận di sản, văn bản phân chia di sản, văn bản về thừa kế: công chứng chứng thực theo quy định
5. Các loại thuế, phí nào phải nộp khi bán nhà?
Bạn xem chi tiết tại bài viết này: https://luatsubatdongsan.vn/4-khoan-thue-phi-phai-nop-khi-ban-nha/
6. Thủ tục Pháp lý nhà đất khi tiến hành giao dịch
- Bước 1: Kiểm tra tính pháp lý và thực trạng của nhà đất giao dịch
- Bước 2: Lập hợp đồng giao dịch nhà đất và công chứng Hợp đồng giao dịch
- Bước 3: Tiến hành đăng bộ sổ mới tại văn phòng đăng ký đất đai Quận/Huyện
Để tìm hiểu thêm và sở hữu nhiều “bí kíp” giá trị về mua bán nhà đất? mời bạn đọc cuốn sách
- CẨM NANG MUA BÁN NHÀ – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ Tại link này: https://tiki.vn/cam-nang-mua-ban-nha-p52749308.html?spid=52749309
- CẨM NANG MUA BÁN ĐẤT – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ Tại link này: https://tiki.vn/cam-nang-mua-ban-dat-p52749673.html?spid=52749674
Nếu bạn muốn không mất thời gian và nhanh chóng có được sổ đỏ mang tên mình sau khi mua bán chuyển nhượng? Bạn nên sử dụng dịch vụ pháp lý nhà đất Quận 7 của Luật sư nhà đất quận 7. Sẽ giúp bạn dễ dàng có được điều mình muốn.
LIÊN HỆ:
- Luật sư Ngô Thị Thanh Thúy
- Số điện thoại: 0379 64 96 64
- Công ty Luật Bất động sản Hưng Vượng (https://luatsubatdongsan.vn/)
- Học Viện BĐS Phú Quý (https://hvbdspq.vn/)
- Youtube: https://bit.ly/hvbdspq