Đóng

Luật sư Ly hôn

08Th4

Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt – Theo quy định mới nhất

Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt - Theo quy định mới nhất

Bạn đang muốn thực hiện thủ tục ly hôn? Bạn mong muốn giải thoát khỏi cuộc hôn nhân không còn hạnh phúc, căng thẳng, mâu thuẫn chồng chất? Tuy nhiên, bên kia không đồng ý, vắng mặt không đến, tìm mọi cách khiến việc ly hôn kéo dài, phức tạp… Vậy phải làm sao? Cùng tìm hiểu bài viết này với Cty Luật BĐS Hưng Vượng

Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

  • Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
  • Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
    1. Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật:
    2. Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
    3. Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
    4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
    5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Như vậy, Đối với bị đơn, nếu vắng mặt tại phiên tòa lần thứ 1 thì Tòa án phải hoãn phiên tòa. Tòa án triệu tập hợp lệ tham gia phiên tòa lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ. Trừ trường hợp vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.

Tuy nhiên, thực tế đối với vụ việc ly hôn đơn phương có thể kéo dài ngoài dự kiến, phụ thuộc vào thái độ của Bị đơn (Người không đồng ý ly hôn). Bị đơn đôi khi là những “Chí phèo thời hiện đại”, họ cố tình chây ì, gây khó dễ để yêu cầu, ép buộc nguyên đơn đồng ý theo thỏa thuận có lợi cho họ. Ví dụ: 

  1. Về quy định 2 lần liên tiếp. Triệu tập lần 01 họ ra tòa (không đồng ý ly hôn), triệu tập lần 02 họ không ra với lý do (Bị ốm – có xác nhận bệnh viện), triệu tập lần 3 họ ra tòa (vẫn không đồng ý ly hôn), triệu tập lần 04 (họ không ra với lý do đi công tác nước ngoài), triệu tập lần 05 họ ra tòa (cương quyết không đồng ý ly hôn), triệu tập lần 06 họ ra tòa vẫn không đồng ý ly hôn …. Như vậy, thì không thể nói đã triệu tập hợp pháp 02 lần liên tiếp mà vẫn vắng mặt không có lý do hợp pháp được và phải biết triệu tập đến bao giờ đây?
  2. Về triệu tập hợp lệ. Thẩm phán cần phải làm việc với chính quyền địa phương (Công an khu vực, công an xã, tổ trưởng tổ dân … ) đến trực tiếp nhà của đương sự lập biên bản và yêu cầu ký giấy triệu tập (đôi khi họ vẫn đóng cửa trên phòng không tiếp) để có căn cứ xác lập việc đã triệu tập nhiều lần nhưng không hợp tác, có cơ sở pháp lý và thực tiễn để giải quyết đến cùng vụ việc. 

Không ai có thể dám chắc chắn một vụ ly hôn đơn phương có thể giải quyết trong bao lâu mặc dù pháp luật có quy định là thời hạn giải quyết tối đa có thể là 06 tháng. 

Vậy làm thế nào để ly hôn nhanh?

Trong mọi hoàn cảnh, vợ chồng thỏa thuận được với nhau để thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn là nhanh nhất. Đó là lý do bạn nên có luật sư giỏi tư vấn, hỗ trợ từ trước khi nộp đơn khởi kiện. Luật sư với kiến thức pháp luật, kinh nghiệm thực tế, nắm rõ tâm lý của cả hai vợ chồng cũng như tâm lý trẻ thơ khi ly hôn, sẽ dễ dàng giúp bạn ly hôn nhanh chóng, hiệu quả. Lợi ích của bạn nhận được sẽ lớn hơn rất nhiều so với số phí trả cho luật sư.

Bạn được gì khi nhờ Luật sư ly hôn?

  • Giải quyết được ly hôn trong hòa bình, nhanh nhất và ít tổn thất nhất
  • Giải quyết ly hôn thấu tình và đạt lý nhất
  • Không mất thời gian tranh chấp, nhàn hạ, thảnh thơi mà vẫn đạt được điều mình muốn
  • Đảm bảo an toàn pháp lý, tránh mọi rủi ro phát sinh
  • NHANH chóng đạt được nguyện vọng.
  • Chỉ bỏ ít chi phí mà lại được rất nhiều lợi ích hơn mong đợi

Hãy liên hệ ngay để được số điện thoại của luật sư giỏi chuyên lĩnh vực ly hôn:

error: Xin đừng làm vậy !!