12Th5
Thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất
Bạn đang lo lắng về việc mất sổ đỏ, liệu có “mất đất” không? Liệu có làm lại được sổ đỏ hay không?
Sổ đỏ – hay chính xác hơn là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là “chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Vì vậy, việc bạn bị mất sổ đỏ sẽ không làm mất đi các quyền đối với mảnh đất và nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
Theo quy định tại Điều 99 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi bị mất. Vậy thủ tục làm lại sổ đỏ bị mất như thế nào?
Trình tự làm lại sổ đỏ bị mất
Bước 1: Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất sổ đỏ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất sổ đỏ trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
Bước 2: Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị sổ đỏ nộp 01 bộ hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân;
Giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
Trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
Bước 3: Nộp hồ sơ
– Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
– Đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại:
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
– Ủy ban nhân dân cấp xã (chỉ áp dụng với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu).
Bước 4: Kể từ ngày hồ sơ được nộp đầy đủ, trong vòng 10 ngày làm việc, bạn sẽ nhận được kết quả.
Để nhàn hơn, bạn có thể sử dụng dịch vụ Luật sư Nhà Đất tại Công ty Luật BĐS Hưng Vượng. Công ty Luật BĐS Hưng Vượng chuyên cung cấp Dịch vụ cấp lại sổ đỏ bị mất (kể cả các trường hợp bị rách, bị hỏng, bị cháy, bị mờ…) trọn gói từ A đến Z. Luật sư Nhà Đất “sẽ lo thay nghĩ hộ” và thực hiện toàn bộ thủ tục xin cấp lại sổ đỏ bị mất cho đến khi khách hàng có được lại sổ đỏ mới.
Hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ:
- Luật sư, Chuyên gia BĐS Ngô Thị Thanh Thúy
- Số điện thoại: 0379 64 96 64
- Youtube: https://bit.ly/hvbdspq