18Th2
Pháp lý nhà đất là gì? Quy định, thủ tục về pháp lý nhà đất
Ngoài kia, hàng triệu người thua lỗ, mất tiền khi mua bán nhà đất trong đó khoảng 70% nguyên nhân là do không hiểu biết pháp lý hoặc coi thường pháp lý. Bạn là nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản, nhà môi giới, hay là người lần đầu tiên mua nhà đất? Để thành công, bạn bắt buộc phải có kiến thức “Pháp lý nhà đất”.
Pháp lý nhà đất là vấn đề rất quan trọng trong các giao dịch bất động sản. Nếu không có những hiểu biết rõ ràng rất dễ xảy ra những tranh chấp và rủi ro.
Vậy Pháp lý nhà đất là gì, các quy định thủ tục pháp lý nhà đất như thế nào, Hãy cùng Công ty Luật BĐS Hưng Vượng tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Pháp lý bất động sản hay các lý lẽ của pháp luật chính là cơ sở của lý luận, là sự vận dụng, áp dụng có khoa học về pháp luật, về phương pháp nghiên cứu một cách có hệ thống về bất động sản
Cơ sở Pháp lý nhà đất?
Cơ sở pháp lý của lĩnh vực bất động sản bao gồm Luật đất đai năm 2013; Luật xây dựng năm 2014; Luật kinh doanh bất động sản năm 2014; Luật nhà ở năm 2014
Các quy định về Pháp lý nhà đất
Điều kiện để bất động sản được đưa vào giao dịch chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định pháp luật
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Các giấy tờ nhà đất khi thực hiện giao dịch
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng
- Giấy tờ chứng minh đối tượng giao dịch là chủ sở hữu
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam/Hộ chiếu của các bên tham gia giao dịch
Giấy tờ khác có liên quan đến giao dịch mà pháp luật quy định phải có
- Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung/riêng (trong trường hợp bên bán là cá nhân)
- Giấy tờ về thẩm quyền đại diện
- Giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể tham gia giao dịch ví dụ Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy các giấy tờ chứng minh theo quy định pháp luật về quốc tịch như: Giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam
- Giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi: giấy khám sức khỏe/tâm thần…
Thủ tục Pháp lý nhà đất khi tiến hành giao dịch
- Bước 1: Kiểm tra tính pháp lý và thực trạng của nhà đất giao dịch
- Bước 2: Lập hợp đồng giao dịch nhà đất và công chứng Hợp đồng giao dịch
- Bước 3: Tiến hành đăng bộ sổ mới
Trên đây là một số những thông tin quan trọng liên quan đến pháp lý nhà đất là gì và những quy định có liên quan. Việc hiểu biết về vấn đề này giúp bạn tránh được những rủi ro có thể xảy ra.
Để tìm hiểu thêm và sở hữu nhiều “bí kíp” giá trị về mua bán nhà đất? mời bạn đọc cuốn sách
- CẨM NANG MUA BÁN NHÀ – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ Tại link này: https://tiki.vn/cam-nang-mua-ban-nha-p52749308.html?spid=52749309
- CẨM NANG MUA BÁN ĐẤT – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ Tại link này: https://tiki.vn/cam-nang-mua-ban-dat-p52749673.html?spid=52749674
Nếu bạn muốn không mất thời gian và nhanh chóng có được sổ đỏ mang tên mình sau khi mua bán chuyển nhượng? Bạn nên sử dụng dịch vụ pháp lý nhà đất Quận 7 của Luật sư nhà đất quận 7. Sẽ giúp bạn dễ dàng có được điều mình muốn.
LIÊN HỆ:
Luật sư, Chuyên gia BĐS Nguyễn Ngọc Như Khang
- SĐT: 0932 19 06 87
- Công ty Luật Bất động sản Hưng Vượng (https://luatsubatdongsan.vn/)
- Học Viện BĐS Phú Quý (https://hvbdspq.vn/)
- Youtube: https://bit.ly/hvbdspq