Đóng

Hỏi đáp BĐS

20Th2

Pháp lý khi mua đất quy định như thế nào?

Pháp lý khi mua đất

Pháp lý khi mua đất có tầm ảnh hưởng lớn đến giá trị bất động sản (BĐS). Đây là một trong những yếu tố người mua cần đặc biệt lưu ý để tránh được tranh chấp sau này. Rất nhiều trường hợp thực tế đã gặp phải vấn đề liên quan đến tranh chấp, kiện tụng kéo dài do BĐS không có sổ đỏ, giấy tờ rõ ràng.

Bạn thừa biết rằng nhà đất là một tài sản kếch xù, nên mua bán nhà đất phải hết sức thận trọng. Trong khi thị trường ngoài kia “đầy rẫy tà ma” hàng triệu người “thả gà ra đuổi”, bỏ ra hàng tỷ đồng mà không nhận được nhà đất. 

Trong bối cảnh thật giả lẫn lộn như hiện nay thì người mua nên sáng suốt. Hãy nắm thật chắc kiến thức Pháp lý khi mua đất để có thể đảm bảo quyền lợi của mình tốt nhất. Trong trường hợp có rủi ro sẽ được pháp luật, các cơ quan chức năng bảo vệ

Cơ sở pháp lý của lĩnh vực bất động sản bao gồm Luật đất đai năm 2013; Luật xây dựng năm 2014; Luật kinh doanh bất động sản năm 2014; Luật nhà ở năm 2014

Bài viết này chia sẻ đến các bạn về 4 trường hợp không được sang tên sổ đỏ

Đầu tiên, các bạn kiểm tra về Điều kiện để bất động sản được đưa vào giao dịch

  1. a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định pháp luật
  2. b) Đất không có tranh chấp;
  3. c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  4. d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Tiếp theo các bạn kiểm tra BĐS có thuộc 4 Trường hợp không được sang tên sổ đỏ (Điều 191 Luật đất đai 2013) này không?

  • Trường hợp 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

Bạn xem bài viết này để biết các BĐS có điều kiện, pháp luật không có phép chuyển nhượng: https://luatsubatdongsan.vn/bat-dong-san-dac-biet-co-dieu-kien-khi-mua-ban-chuyen-nhuong/

  • Trường hợp 2: Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Trường hợp 3: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
  • Trường hợp 4: Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Để tìm hiểu thêm và sở hữu nhiều “bí kíp” giá trị về Pháp lý khi mua đất? mời bạn đọc cuốn sách

Nếu bạn muốn không mất thời gian và nhanh chóng có được sổ đỏ mang tên mình sau khi mua bán chuyển nhượng? Bạn nên sử dụng dịch vụ pháp lý nhà đất Quận 7 của Luật sư nhà đất quận 7. Sẽ giúp bạn dễ dàng có được điều mình muốn.

LIÊN HỆ:

error: Xin đừng làm vậy !!