Đóng

Luật sư

25Th12

Pháp chế doanh nghiệp và 5 nhóm công việc của pháp chế doanh nghiệp

Pháp chế doanh nghiệp

Chào bạn!

Tôi là LS Đỗ Đăng Khoa, tác giả cuốn Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh

Chủ đề “pháp chế doanh nghiệp” rất thú vị, chắc hẳn nhiều người đã từng nghe nói. Nhưng tôi tin là rất ít người thực sự hiểu về vị trí, vai trò của pháp chế của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

Nói một cách hình ảnh thì nó giống như hàng hậu vệ của một đội bóng. Không chỉ là bảo vệ cung thành, mà còn đưa bóng cho hàng tiền đạo ghi bàn. Thực tế nhiều doanh nghiệp không có hàng hậu vệ hoặc coi thường hàng hậu vệ, chỉ mải mê tấn công – kiếm tiền và kết quả là “hên xui” nay được, mai thua, nhẹ thì bị xử phạt hành chính – mất tiền, nặng thì xử lý hình sự – lãnh đạo đi tù.

Sau hơn hai mươi năm làm luật sư cố vấn cho doanh nghiệp, trong đó có 6 năm là trưởng phòng pháp chế cho một số tập đoàn lớn. Tôi tin là hôm nay sẽ mang lại cho các bạn nhiều thông tin hữu ích, không chỉ giúp các doanh nhân kiếm tiền, giữ tiền, mà còn xây dựng cả một sự nghiệp kinh doanh bền vững.

Mời bạn xem video về Pháp chế doanh nghiệp và 5 nhóm công việc của pháp chế doanh nghiệp

NĐ 55/2011: PCND nhà nước là đơn vị chuyên môn, có chức năng tham mưu, tư vấn cho HĐTV, HĐQT, Chủ tịch cty, TGĐ, GĐ doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

1) Tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo?

2) Về pháp lý: tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh

5 nhóm hoạt động

1. Tư vấn luật: (chung) doanh nghiệp, lao động, thuế, xử lý vi phạm hành chính, luật hình sự Riêng: đất đai, nhà ở, chứng khoán, ngân hàng, thương mại…

2. Soạn văn bản (chung): điều lệ, nội quy, quy chế, thỏa ước lđ; Mẫu hợp đồng: mua bán hh, lao động; BB họp, QĐ của Đại hội CĐ, HĐTV, HĐQT… Riêng: hợp đồng…? Công văn, Đơn…?; Hồ sơ xin giấy phép?

3. Khiếu nại: khách hàng, người lao động, cơ quan Nhà nước

4. Tranh chấp hợp đồng: tiếp nhận, đàm phán, trả lời, phối hợp giải quyết

5. Theo kiện: tại Tòa án, Trọng tài: nhận ủy quyền, phụ trách chính, tham gia tố tụng…thi hành án

 

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM

 

 

error: Xin đừng làm vậy !!