Đóng

Tin tức

13Th5

Phải làm sao kiện ngược lại người đã kiện mình? Theo quy định mới nhất

Phải làm sao kiện ngược lại người đã kiện mình

Bạn bị người khác khởi kiện, tuy nhiên về nội dung khởi kiện đó, bạn muốn khởi kiện ngược lại người đã khởi kiện mình, vậy quy định về vấn đề này như thế nào?

Kiện ngược lại người đã kiện mình đó là “yêu cầu phản tố” trong tố tụng, theo Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định là việc bị đơn được đưa ra yêu cầu ngược trở lại đối với nguyên đơn, nhưng yêu cầu này, nếu như không có liên quan gì đến nhau thì bị đơn có thể khởi kiện vụ án dân sự độc lập khác.

Pháp luật Tố tụng dân sự quy định vấn đề này không chỉ bảo vệ quyền lợi cho bị đơn trong vụ án dân sự mà còn thể hiện được thế chủ động trong quá trình tố tụng, giúp cho các chủ thể được bình đẳng với nhau về pháp lý, để hoạt động tố tụng được diễn ra một cách thuận lợi nhất.

  • Điều kiện về quyền phản tố của bị đơn

Căn cứ theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì quyền yêu cầu phản tố của bị đơn phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất: Đối tượng của yêu cầu phản tố hướng đến

Đối tượng của yêu cầu phản tố của bị đơn hướng đến chỉ có thể là nguyên đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Theo đó, bị đơn không thể có yêu cầu phản tố đối với người mà không phải là đương sự trong vụ án, và cũng không được đưa ra yêu cầu phản tố đối với đồng bị đơn trong vụ án.

Thứ hai: Thời điểm đưa ra quyền yêu cầu phản tố

Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Thứ ba: Yêu cầu phản tố phải là yêu cầu không cùng với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Nghĩa là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Toà án giải quyết.

  • Các trường hợp quyền phản tố của bị đơn được chấp nhận
  • Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Trường hợp này được hiểu là yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn; do đó, bị đơn có yêu cầu Toà án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

  • Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Tức là yêu cầu phản tố của bị đơn dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vì không có căn cứ.

  • Thủ tục yêu cầu phản tố

Thủ tục đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định tại Điều 202 Bộ luật này được tiến hành theo thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Gồm các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Bị đơn gửi yêu cầu phản tố đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết

Căn cứ theo khoản 1 Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong thời hạn 15 ngày kể từ khi bị đơn nhận được thông báo của Tòa án thì phải gửi yêu cầu phản tố, trừ trường hợp gia hạn vì lý do chính đáng cũng không quá 15 ngày.

  • Bước 2: Tiếp nhận và xem xét đơn phản tố
  • Bước 3: Bổ sung đơn yêu cầu phản tố hoặc nhận lại đơn nếu không được Tòa án chấp nhận
  • Bước 4: Thời hạn giải quyết

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày bị đơn nộp đủ hồ sơ hợp lệ, Thẩm phán được phân công có trách nhiệm xem xét đơn và đưa ra quyết định.

  • Bước 5: Đóng tiền tạm ứng án phí cho đơn phản tố

Hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ:

error: Xin đừng làm vậy !!