Đóng

Luật sư đất đai

25Th5

Khi nào chồng bán nhà không cần vợ đồng ý?

0379 64 96 64

Bạn có lo sợ chồng sẽ bán nhà cho “hồ ly” “tiểu tam” “trà xanh” “con giáp thứ 13” “baby sugar”? Vậy thì khi nào chồng bán nhà mà không cần vợ đồng ý?

Trường hợp thứ 1: nhà ở là tài sản riêng của chồng. Khi đó, nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ thì vợ có quyền bán, tặng cho, để thừa kế theo ý chí của mình.

Vậy khi nào là tài sản riêng?Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này”.

Theo đó, nhà ở thuộc những trường hợp sau đây là tài sản riêng của vợ và khi bán không cần sự đồng ý của chồng:

– Nhà ở có trước khi kết hôn.

– Nhà ở được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.

– Nhà ở được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân.

– Nhà ở được mua hoặc được xây bằng tài sản riêng của vợ.

– Nhà ở được vợ chồng thỏa thuận chia trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp chia nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ như: Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức,…

Trường hợp 2: nhà ở là tài sản chung của vợ chồng, tuy nhiên vợ bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự, chồng được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ vì lợi ích của vợ.

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 về khái niệm mất năng lực hành vi được cụ thể như sau:

– Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 về người giám hộ đương nhiên “trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ”

Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 về quản lý tài sản của người được giám hộ cụ thể như sau:

– Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ

Vậy khi vợ mất năng lực hành vi dân sự và chồng là người giám hộ đương nhiên của vợ thì chồng sẽ có trách nhiệm quản lý tài sản của vợ và được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ vì lợi ích của vợ. Tuy nhiên, việc bán tài sản có giá trị lớn của vợ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ (theo Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015).

Trường hợp 3: Có văn bản thỏa thuận bên tài sản chung vào kinh doanh, và người này có quyền tự mình thực hiện các giao dịch liên quan tới khối tài sản

Hiện nay việc sử dụng đưa tài sản chung của vợ chồng vào kinh doanh khá phổ biến. 

Theo Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Tài sản chung được đưa vào kinh doanh 

“Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.”

Như vậy, nếu hai vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó.

Nếu có khó khăn, Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ:

error: Xin đừng làm vậy !!