Đóng

Luật sư Ly hôn

07Th4

Đơn phương ly hôn có được quyền nuôi con

Đơn phương ly hôn thì ai được quyền nuôi con, Khi nào được quyền đơn phương ly hôn, Ly hôn đơn phương là như thế nào, Làm sao để giành quyền nuôi con sau khi ly hôn,

Nếu không còn hạnh phúc, tôi khuyên các bạn hãy mạnh mẽ bước ra khỏi hôn nhân và cho đứa con thấy rằng, dù sống trong gia đình không có đủ bố mẹ, nó vẫn có đủ tình yêu thương và được giáo dục tốt. Và bạn lo sợ nếu đơn phương ly hôn, sẽ ảnh hưởng đến quyền nuôi con?

Theo điều 81 luật hôn nhân và gia đình, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Nguyên tắc để giao quyền nuôi con như sau: 

  1. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con
  2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con
  3. Theo thỏa thuận của vợ chồng
  4. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con

Căn cứ để Tòa xem xét quyết định giao con cho bên nào khi 2 vợ chồng không thể thỏa thuận được như sau:

  1. Xét về điều kiện chủ thể

  • Người trực tiếp nuôi con phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt.
  • Không thuộc vào những trường hợp bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm: Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; Phá tán tài sản của con; Có lối sống đồi trụy và xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
  1. Xét về điều kiện về vật chất (kinh tế):

  • Cha/mẹ phải chứng minh mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như: có công việc ổn định, có thu nhập, có chỗ ở hợp pháp để nuôi con và đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và thiết yếu của con.
  • Những điều kiện về vật chất nhằm bảo đảm cho con có được cuộc sống tốt nhất tương xứng với điều kiện của người có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc.
  1. Xét về Điều kiện về tinh thần:

  • Người trực tiếp nuôi con không được thực hiện các hành vi bạo lực gia đình đối với con cái, không để con tiếp xúc đến các tệ nạn xã hội,…
  • Tạo môi trường sống, học tập, vui chơi cho người con đảm bảo hình thành và phát triển nhân cách bình thường của người con.
  • Đảm bảo thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí,…

Có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn không?

Căn cứ quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn cụ thể như sau:

  1. a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  2. b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
  4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Nếu bạn thỏa thuận được với người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú công nhận sự thỏa thuận đó để giành lại việc trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì phải khởi kiện tại Tòa án và phải có căn cứ cho việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Bạn hãy đọc cuốn sách “Cẩm nang Ly Hôn – nhanh chóng thấu tình đạt lý” của Luật sư Đỗ Đăng Khoa, cuốn sách sẽ giúp bạn dễ dàng có kiến thức pháp luật về ly hôn, vận dụng tốt vào hoàn cảnh của mình.

Nếu vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, hãy nhờ luật sư giúp đỡ, với sự hiểu biết pháp luật cũng như tâm lý vợ chồng khi ly hôn và tâm lý trẻ nhỏ, luật sư sẽ giúp cuộc chia tay nhanh chóng, ít tổn thất và có được quyền lợi chính đáng.

Bạn không phải theo đuổi một “cuộc chiến giành con”, dù ly hôn, nhưng cha mẹ khéo léo ứng xử thì sẽ không ảnh hưởng lớn đến con trẻ , chúng vẫn có thể trưởng thành, thậm chí thành người nổi tiếng.

Hãy liên hệ ngay với luật sư chuyên về ly hôn để được hỗ trợ

error: Xin đừng làm vậy !!