Đóng

Hỏi đáp BĐS

20Th1

XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA ĐỦ 15 TUỔI – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUẬN BÌNH THẠNH

Hỏi: A (14 tuổi) là lao động đang làm việc cho công ty Q, vừa qua A có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, trường hợp này khi xử lý kỷ luật lao động A thì có yêu cầu người đại diện của A tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động không?

Đáp:

Đối với câu hỏi trên bạn có thể tham khảo quy định pháp luật dưới đây:

Theo quy định tại Điều 122 BLLĐ 2019 về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như sau:

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Như vậy theo quy định của BLLĐ 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì khi tiến hành xử lý kỷ luật phải có người đại diện theo pháp luật chỉ áp dụng với trường hợp người lao động dưới 15 tuổi. Trong khi BLLĐ năm 2012 quy định khi kỷ luật người lao động dưới 18 tuổi phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật. Theo đó, BLLĐ năm 2019 đã điều chỉnh độ tuổi dành cho nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho việc xử lý kỷ luật lao động được khách quan, chính xác hơn. Trong tình huống trên A chỉ mới 14 tuổi nên khi xử lý kỷ luật lao động A bắt buộc có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật của A.

Nếu cần tư vấn, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ:

Ngô Thị Thanh Thúy

ĐT: 0909 283 917

Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

——————————————————————

Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN ĐẤT – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:

Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN NHÀ – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:

Mời bạn đọc sách: QUẢN TRỊ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH, tại link này:

error: Xin đừng làm vậy !!