Đóng

Hỏi đáp BĐS

21Th12

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH GIỮA BÊN THUÊ VÀ BÊN NHẬN THẾ CHẤP – LUẬT SƯ GIỎI Ở QUẬN 3

Hỏi: Một tài sản đang được thế chấp ngân hàng thì có được cho người khác thuê tài sản thế chấp đó không? Nếu có thì việc xử lý tài sản thế chấp khi đang cho thuê được xử lý như thế nào?

Đáp:

Đối với câu hỏi trên bạn có thể tham khảo quy định pháp luật dưới đây:

Theo quy định tại khoản 6 Điều 321 BLDS 2015 về một trong những quyền của bên thế chấp như sau:

“6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.”

Theo quy định tại khoản 5 Điều 320 BLDS 2015 về nghĩa vụ của bên thế chấp như sau:

“5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.”

Theo quy định của pháp luật nêu trên, nếu một tài sản đang được thế chấp thì bên thế chấp có quyền cho thuê tài sản thế chấp đó cho một chủ thể khác. Việc cho thuê này bên thế chấp có trách nhiệm phải thông báo cho bên thuê biết được tài sản đó đang được dùng để thế chấp và phải đồng thời thông báo cho bên nhận thế chấp biết. Việc thông báo này là cần thiết vì bên thuê cần được biết việc bên nhận thế chấp đã xác lập quyền đối với tài sản thuê và bên nhận thế chấp cũng cần biết được việc bên thế chấp đang khai thác tài sản thông qua việc cho thuê để thuận tiện cho việc quản lý tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm.

Tuy nhiên, Bộ luật dân sự đã không quy định rõ khi nào thì phải thực hiện việc thông báo nêu trên nên có thể hiểu là việc thông báo có thể diễn ra trước hoặc sau khi giao kết hợp đồng thuê. Vì vậy, cần phải đặt ra nghĩa vụ cho bên thế chấp phải thực hiện việc thông báo này trước khi các bên giao kết hợp đồng thuê vì như thế sẽ công bằng hơn đối với bên thuê.

Nếu bên thế chấp không thực hiện việc thông báo nêu trên thì trong trường hợp bên nhận thế chấp xử lý tài sản thế chấp, bên cho thuê sẽ không còn là chủ sở hữu tài sản thế chấp nữa thì vấn đề đặt ra là bên thuê có được tiếp tục thực hiện quyền thuê tài sản theo như hợp đồng thuê với bên thế chấp hay không? Nếu không vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra như thế nào? Bộ luật Dân sự cũng không có quy định vấn đề này một cách rõ ràng.

Về nguyên tắc, một khi bên nhận thế chấp đăng ký tài sản thế chấp đồng nghĩa với việc sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba (cụ thể là bên thuê), do đó bên nhận thế không có nghĩa vụ phải tiếp tục duy trì quan hệ thuê ban đầu được xác lập giữa bên thế chấp và bên thuê. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, do pháp luật hiện hành vẫn chưa có quan điểm rõ ràng về vấn đề này nên vẫn tiềm ẩn ít nhiều rủi ro đối với bên nhận thế chấp.

Nếu cần tư vấn, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ:

Ngô Thị Thanh Thúy

ĐT: 0909 283 917

Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

——————————————————————

Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN ĐẤT – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:

Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN NHÀ – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:

Mời bạn đọc sách: QUẢN TRỊ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH, tại link này:

 

error: Xin đừng làm vậy !!