19Th9
TRANH CHẤP THỪA KẾ ĐẤT ĐAI – CÔNG TY LUẬT QUẬN 7 TPHCM
Hỏi: Chào LS, tôi muốn hỏi một vấn đề tôi đang trăn trở do không hiểu rõ pháp luật. Ông bà tôi chết để lại một mảnh đất ở Long An (đất thổ cư) không có di chúc. Mẹ tôi là con một, không có anh em gì cả. Nhưng mới đây gia đình tôi phát hiện ra chú họ tôi đã dùng thủ đoạn chiếm lấy sổ đỏ và mang đi cầm cố để vay tiền. Bây giờ tôi và gia đình mới phát hiện sự việc, chú đã bỏ đi, gia đình không biết làm sao. Mong LS giúp đỡ.
Đáp:
Vì ông bà bạn chết không để lại di chúc, nên phần di sản của ông bà để lại sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Như vậy, anh họ của mẹ bạn không thuộc trường hợp được hưởng thừa kế theo pháp luật và việc anh họ của mẹ bạn dùng thủ đoạn nhằm chiếm đoạt giấy tờ là không đúng theo pháp luật. Do đó, bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai theo thủ tục của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Đồng thời làm đơn kiện chú bạn về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật về Hình sự.
Gia đình bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch dân sự giữa chú bạn và người đang giữ sổ đỏ của gia đình bạn là giao dịch dân sự vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo quy định tại điều 137 Bộ luật dân sự:
“2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.
Người đang giữ sổ đỏ của gia đình bạn trong trường hợp này không có quyền chuyển nhượng đất của gia đình bạn cho người khác bằng bất cứ hình thức nào, vì họ không có quyền sử dụng đối với mảnh đất đó.
Nếu cần tư vấn, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ:
Ngô Thị Thanh Thúy
ĐT: 0379 64 96 64
Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
——————————————————————
Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN ĐẤT – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này: https://bitly.com.vn/QeRup
Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN NHÀ – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này: https://bitly.com.vn/gMD6V
Mời bạn đọc sách: QUẢN TRỊ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH, tại link này: https://bitly.com.vn/68yYw