21Th5
Phân biệt cổ phần, cổ phiếu – Văn phòng Luật sư huyện Bình Chánh
Hỏi: Cổ phần, cổ phiếu là gì? Phân biệt cổ phần, cổ phiếu?
Đáp:
Để trả lời cho câu hỏi, mời bạn tham khảo các quy định sau của Luật doanh nghiệp 2020:
Khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020: “Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần”.
“Điều 111. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần”.
“Điều 112. Vốn của công ty cổ phần
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty”.
“Điều 121. Cổ phiếu
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó”.
Như vậy, cổ phần có nghĩa là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ công ty cổ phần. Cổ phần được thể hiện dưới dạng hình thức cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phần được gọi là cổ đông.
Phân biệt cổ phần, cổ phiếu:
Tiêu chí | Cổ phần | Cổ phiếu |
Khái niệm | Cổ phần là căn cứ về việc góp vốn của các thành viên trong công ty cổ phần, là căn cứ pháp lý chứng minh là cổ đông của công ty cổ phần đó | Cổ phiếu là căn cứ về việc sở hữu cổ phần. |
Mệnh giá | Mệnh giá cổ phần được xác định dựa trên số cổ phần đã phát hành và vốn điều lệ | Mệnh giá cổ phiếu chào bán lần đầu ra công chúng là mười nghìn đồng Việt Nam.
Mệnh giá cổ phiếu thay đổi theo sự phát triển của công ty và thị trường. |
Phân loại | Các loại cổ phần gồm:
Cổ phần phổ thông và Cổ phần ưu đãi. |
Có nhiều cách phân loại cổ phiếu:
|
Nếu cần tư vấn, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ:
Ngô Thị Thanh Thúy
ĐT: 0909 283 917
Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
——————————————————————
Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN ĐẤT – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:
Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN NHÀ – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:
Mời bạn đọc sách: QUẢN TRỊ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH, tại link này: