Đóng

Hỏi đáp BĐS

06Th3

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

4-hop-dong-tang-cho-quyen-su-dung-dat

CÂU HỎI

Ông, bà nội tôi có một mảnh đất 1000 m2. Hiện nay, ông bà cho tôi một phần và em con chú tôi 2 phần. Gia đình ông nội và các cô chú bác đã họp gia đình thống nhất cho chúng tôi. Văn phòng đăng ký đất đai đã đo, chỉnh lý biến động xong. Vậy có cần làm một hợp đồng hay hai hợp đồng cho 02 anh em?

Người gửi: Lê Thị Xuân Thủy


TRẢ LỜI CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO

Dựa trên các thông tin mà bạn cung cấp thì trường hợp đất của ông, bà nội bạn sau khi thống nhất với các thành viên trong gia đình xác định cho bạn và em con chú. Gia đình bạn đã làm thủ tục để đo, chỉnh lý biến động xong, hoàn thành thủ tục tách thành 02 thửa, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ Điểm a, d, Khoản 3, Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định:

“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã.”

Trong trường hợp này, bạn lập hai hợp đồng tặng cho (01 hợp đồng ông, bà nội tặng cho bạn và 01 hợp đồng ông, bà nội tặng cho em con chú bạn), hợp đồng được lập thành văn bản và phải có chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng.

Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Đất đai là một loại bất động sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, do đó bạn lưu ý làm thủ tục đăng ký tại Văn phòng Đăng ký đất đai sau khi hợp đồng đã được công chứng hoặc chứng thực. Đối với bất động sản được tặng cho giữa ông nội, bà nội với cháu nội cần có một số giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu nội và bản sao Giấy khai sinh của bố cháu nội; hoặc bản sao Sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa ông nội, bà nội với cháu nội.

Thu nhập từ nhận quà tặng là bất động sản giữa ông nội, bà nội với cháu nội thuộc trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

error: Xin đừng làm vậy !!