07Th4
Điều kiện để cha được nuôi con khi ly hôn
Một mình nuôi con không phải là điều đơn giản. Khi thiếu đi sự hỗ trợ của một trong hai người cha hoặc mẹ, trọng trách nuôi con ngày càng trở nên to lớn và vất vả hơn. Cha mẹ đơn thân phải một mình lo toan tất cả mọi vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày của trẻ và phải đảm nhận công việc chăm sóc trẻ hàng ngày mà không có sự hỗ trợ từ người bạn đời.
Thông thường, khi bố mẹ ly hôn thì con thường sống cùng mẹ. Nhìn chung, phái nữ thường mềm mỏng, nhẹ nhàng hơn và thích hợp hơn với việc chăm sóc con trẻ. Do đó, con ở với mẹ thường được tin tưởng hơn. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp sau khi bố mẹ ly hôn, con cái sẽ được cha nuôi dưỡng. Vậy điều kiện để cha được nuôi con khi ly hôn như thế nào?
Nguyên tắc để giao quyền nuôi con như sau (theo khoản 2, khoản 3 điều 81 Luật HN&GĐ):
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con,….. trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con
Hãy cùng tôi tìm hiểu và phân tích các nguyên tắc này
- Nếu con từ đủ 7 tuổi sẽ phải xem xét nguyện vọng của con, nhưng đó không phải là yếu tố quyết định. Kể cả khi con có nguyện vọng được sống với mẹ nhưng nếu mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì mẹ cũng sẽ không được giao quyền trực tiếp nuôi con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con
- Theo thỏa thuận của bố mẹ.
- Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con
Căn cứ để Tòa xem xét quyết định giao con cho bên nào khi 2 vợ chồng không thể thỏa thuận được như sau:
- Xét về điều kiện chủ thể
- Người trực tiếp nuôi con phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt.
- Không thuộc vào những trường hợp bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm: Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; Phá tán tài sản của con; Có lối sống đồi trụy và xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
- Xét về điều kiện về vật chất (kinh tế):
- Cha/mẹ phải chứng minh mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như: có công việc ổn định, có thu nhập, có chỗ ở hợp pháp để nuôi con và đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và thiết yếu của con.
- Những điều kiện về vật chất nhằm bảo đảm cho con có được cuộc sống tốt nhất tương xứng với điều kiện của người có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc.
- Xét về Điều kiện về tinh thần:
- Người trực tiếp nuôi con không được thực hiện các hành vi bạo lực gia đình đối với con cái, không để con tiếp xúc đến các tệ nạn xã hội,…
- Tạo môi trường sống, học tập, vui chơi cho người con đảm bảo hình thành và phát triển nhân cách bình thường của người con.
- Đảm bảo thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí,…
Vậy trong các trường hợp, để cha được nuôi con, thì đầu tiên người cha phải chứng minh cho người mẹ thấy về khả năng và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của mình tốt hơn người mẹ (không phải đẩy về cho ông bà nội chăm sóc) để cả hai cùng thỏa thuận cha là người nuôi con khi ly hôn. Hãy bình tĩnh, tách bạch chuyện ly hôn và con cái để cùng phối hợp tiếp tục nuôi dưỡng, giáo dục, chăm lo cho con cái, vì quyền lợi của con chứ không phải vì bản thân mình. Nhiều khi tình yêu thương của người lớn với con trẻ, nhỏ hơn sự cố chấp, hận thù hoặc sự lo lắng thái quá của một bên khi không được nuôi dưỡng con dẫn đến sự tranh giành, mà người thiệt thòi chính là những đứa trẻ
Bạn có thể tham khảo các bản án thực tế tại bài viết Tổng hợp một số bản án người cha được nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Bạn hãy đọc cuốn sách “Cẩm nang Ly Hôn – nhanh chóng thấu tình đạt lý” của ThS Luật sư Đỗ Đăng Khoa, cuốn sách sẽ giúp bạn dễ dàng có kiến thức pháp luật về ly hôn, vận dụng tốt vào hoàn cảnh của mình.
Nếu vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, hãy nhờ luật sư giúp đỡ, với sự hiểu biết pháp luật cũng như tâm lý vợ chồng khi ly hôn và tâm lý trẻ nhỏ, luật sư sẽ giúp cuộc chia tay nhanh chóng, ít tổn thất và có được quyền lợi chính đáng.
Bạn không phải theo đuổi một “cuộc chiến giành con”, dù ly hôn, nhưng cha mẹ khéo léo ứng xử thì sẽ không ảnh hưởng lớn đến con trẻ , chúng vẫn có thể trưởng thành, thậm chí thành người nổi tiếng.
Hãy liên hệ ngay với luật sư chuyên về ly hôn để được hỗ trợ
- Luật sư Ngô Thị Thanh Thúy
- Số điện thoại: 0379 64 96 64
- Công ty Luật Bất động sản Hưng Vượng
- Học Viện BĐS Phú Quý (https://hvbdspq.vn/)
- Youtube: https://bit.ly/hvbdspq