Đóng

Luật sư

17Th4

Thủ tục kiện người vay tiền không trả?

Theo Bộ luật dân sự 2015, cho vay/mượn tiền là một giao dịch dân sự, quan hệ hợp đồng: có thể lập thành văn bản như Hợp đồng vay tiền hoặc viết giấy vay nợ hoặc thỏa thuận miệng…

Nghĩa vụ: có vay có trả, gốc lãi theo thỏa thuận.

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn

  1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

  1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
    e) Tái phạm nguy hiểm.

  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

  4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Thủ tục Khởi kiện ra Tòa án đòi nợ

Bước 1: Viết đơn khởi kiện yêu cầu trả nợ gốc, lãi – Mẫu đơn khởi kiện

Link xem Mẫu đơn khởi kiện (mở file và hướng dẫn)

Bước 2: Tòa thông báo tạm nộp ứng án phí: tạm ứng 50% số tiền (từ 2% đến 5%) của số tiền đòi nợ. Ví dụ: 400 triệu x 5% = 20 triệu x 50% = 10 tạm ứng. Bên khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và Bên thua kiện phải chịu án phí.

Bước 3: Tòa triệu tập hai bên và hòa giải

Bước 4: Tòa xét xử và tuyên án (đủ chứng cứ chứng minh thì thắng kiện – nợ thì phải trả)

Bước 5: Tự nguyện trả nợ hoặc thi hành án cưỡng chế trả nợ (kê biên, phát mại tài sản, khấu trừ tài khoản).

Điều 468. Lãi suất

  1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

  1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Xem thêm Video: Mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế – Luật sư nhà đất

Lưu ý: Đăng ký kênh Youtube – Luật sư Đỗ Đăng Khoa để cập nhật thông tin mới nhất về pháp lý nhà đất, tại đây.

CÓ THỂ BẠN ĐANG QUAN TÂM:

error: Xin đừng làm vậy !!